Hà Nội:

Nhiều người sống ở nơi ô nhiễm cao mà không biết

Nhiều người sống ở nơi ô nhiễm cao mà không biết
TP - Nhiều khu vực dân cư tại Hà Nội thoạt nhìn không đến mức quá bụi bặm ô nhiễm, nhưng nồng độ một số chất độc hại đo được lại vượt mức cho phép hàng chục lần.
Nhiều người sống ở nơi ô nhiễm cao mà không biết ảnh 1
Người dân một số khu vực tại HN đang phải hít thở bầu không khí ô nhiễm nặng  

Đây là kết quả thu được tại 100 điểm quan trắc tại Hà Nội vừa được các nhà môi trường công bố nhân ngày môi trường thế giới, 5/6.  

Theo chân GS Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Việt Năng lượng nguyên tử, người từng nhiều năm nghiên cứu các điểm nóng về ô nhiễm không khí tại Hà Nội, chúng tôi có mặt tại ba khu vực có nồng độ một số chất độc hại đứng vào loại đầu bảng là ngã tư Đại La – Giải Phóng, ngã tư Hạ Đình – Nguyễn Trãi và ngã tư Hàng Gai – Lương Văn Can.

Bụi không quá nhiều ở những khu vực này nhưng những gì không nhìn thấy mới thật sự nguy hại cho sức khỏe con người.

Kết quả quan trắc bước đầu cho thấy, nồng độ SO2 cao nhất tại ngã tư Hạ Đình – Thanh Xuân do nơi này tập trung nhiều khu công nghiệp, đồng thời có lưu lượng xe bus chạy qua rất lớn.

Khí SO2 thải ra từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và từ dầu diezel dùng để chạy xe bus. Bác Nguyễn Văn Quý, một người dân sống lâu năm tại đường Hạ Đình, Thanh Xuân, cho biết, vào buổi chiều mọi người trong gia đình thường cảm thấy tức ngực, khó thở do bụi than từ các nhà máy lân cận thải ra, nhưng bác Quý bảo “lâu dần cũng quen”.

Từ lâu, căn gác hai nhà bác Quý đã trở thành nơi đặt trạm quan trắc không khí lưu động. Từ các số liệu đo được của trạm này, bác Quý mới hiểu rõ mình đang sống ở một nơi ô nhiễm bậc nhất Hà Nội với nồng độ SO2 đo được là 91microgam/m3, cao gấp nhiều lần các quận khác như Tây Hồ chỉ khoảng 20microgam/m3, khu vực ngoại thành chỉ khoảng 15microgam/m3.

“Ở Hà Nội nhiều chỗ còn bụi bặm hơn nên ban đầu tôi nghĩ nơi mình ở vẫn còn đỡ hơn nhiều. Không ngờ các chất khí độc hại lại cao đến vậy” – Bác Quý thốt lên.

Theo nghiên cứu của GS Hiển, than được sử dụng tại khu vực này chủ yếu chất lượng thấp, trong than có lưu huỳnh hàm lượng cao.

Khu vực cầu vượt Ngã tư Vọng, đường Giải Phóng lại đứng đầu bảng về nồng độ bụi mịn NO2 (Pm10, bé hơn 10 micron) với mức đo được là 70 - 80 microgam/m3.

Loại bụi này là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh về hô hấp, tắc nghẽn phế quản mãn tính, là những bệnh hiện xếp đầu bảng trong 25 bệnh nghề nghiệp tại Hà Nội.

Nồng độ NO2 tại đây cũng rất cao, trên 60microgam/m3, so với khu vực Tây Hồ và nhiều quận ngoại thành chỉ khoảng 25microgam/m3.

Một số người dân sinh sống tại khu vực này cho biết, họ rất mừng vì nút giao thông này khi hoàn thành nhìn đã rất sạch sẽ, không còn trong tình trạng bụi mù mịt mà không biết rằng chính những khí độc hại từ hoạt động phát thải của xe cộ mà mắt thường không nhìn thấy được đang ngấm ngầm đe dọa sức khỏe của mình.

Tương tự tại nút giao thông Hàng Gai - Lương Văn Can, mặc dù quang cảnh khu phố cổ khá đẹp với nhiều cây xanh, nhưng đây lại là điểm ô nhiễm đầu bảng về khí NO2 với mức đo được là 75microgam/m3.

“Lẽ ra càng xa các trục giao thông, hàm lượng N02 càng giảm đi. Nhưng trong khu phố cổ có mật độ dân cư dày, hoạt động buôn bán sầm uất, NO2 đo được lại rất cao do mật độ xe máy lưu hành lớn, phố xá chật hẹp làm cho chất ô nhiễm khó phát tán” - GS Hiển lý giải.

“Chúng tôi đang phải hít thở một lượng khí thải độc hại với nồng độ cao mà cứ tưởng nơi mình sống vẫn ổn lắm vì nhìn bằng mắt thường không thể nhận biết được” – Một người dân ở khu phố cổ thở dài.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.