Nhìn từ vụ đắm tàu

Nhìn từ vụ đắm tàu
TP - Vụ đắm cano ở biển Cần Giờ (TPHCM) khiến 9 người tử vong tưởng chừng là một vụ việc riêng lẻ, nhưng đã lột tả rất đầy đủ tình trạng thiếu vắng sự thượng tôn pháp luật trong ý thức người tham gia giao thông, cụ thể là giao thông thủy.

> Mổ xẻ nguyên nhân vụ chìm tàu làm 9 người chết
> Cục trưởng Hàng hải: Cứu hộ 'bất cập' nhưng 'đã làm rất tốt'
> Cận cảnh con tàu chìm gây bao tang tóc ở Cần Giờ

Đầu tiên là chuyện con tàu. Chiếc canô số hiệu H29-BP thuộc quyền quản lý và sử dụng của Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhưng khi xảy ra tai nạn, nó nằm trong tay của nhân viên Công ty cổ phần công nghệ Việt - Séc (đơn vị nhận sửa chữa con tàu vì bị hỏng động cơ do bên biên phòng giao lại).

Và từ công ty này, người ta lại biết thêm một công ty khác có tham gia trong hợp đồng đưa khách từ Tiền Giang đi Vũng Tàu trên chuyến ca nô định mệnh: Công ty Cổ phần Bến tàu du lịch Vũng Tàu Maria-đơn vị hợp đồng vận tải nhóm khách của công ty PV Pipe. Và từ hai đầu mối này, báo chí được thông tin thêm rằng tài công Phạm Duy Phúc, người lái chính chiếc ca nô H29-BP có sức chở khoảng 10 người, là “người ngoài”, tức không phải là nhân viên của Công ty cổ phần Công nghệ Việt-Séc. Và lý do người ta nói về chuyện người ngoài công ty lại được phép lấy ca nô đi chở khách thu tiền là do “có quen biết với anh em trong công ty” nên “mượn đi chơi”.

Tất nhiên, câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Khi tai nạn xảy ra, ông Nguyễn Đăng Thuyết, Giám đốc Công ty PV Pipe nói công ty này không hợp đồng vận chuyển với bất cứ đơn vị nào. Nhưng người ta lại tìm thấy một danh sách hơn 60 người của nhà máy ống thép thuộc PV Pipe“đi đám cưới Mr. Minh”.

Những chi tiết trên cho thấy, người ta hầu như chỉ quan tâm đến lợi nhuận và bằng nhiều cách để xoay xở kiếm lợi nhuận. Những yếu tố như sự an toàn tính mạng của hành khách, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan bị xem nhẹ, thậm chí là gạt qua một bên.

Đây có lẽ mới là lý do chính dẫn đến việc chiếc canô chở 30 sinh mạng bị lật giữa biển, cho dù chỉ cách bờ trên dưới 15 km nhưng phải 5-6 giờ sau mới được cứu hộ.

Nhưng, dù tài công Phạm Duy Phúc cũng nằm trong số người đã thiệt mạng, không khó để cơ quan chức năng lần ra và làm rõ những ai tham gia hợp đồng chở khách và ai phải chịu trách nhiệm chính.

Cho dù cả bộ trưởng và thứ trưởng giao thông cùng có mặt ngay tại hiện trường để “chỉ đạo” giải quyết “hậu quả tai nạn”, thì tính mạng của 9 con người vẫn không thể lấy lại. Song, việc lớn hơn của các quan chức ngành giao thông là giải quyết câu hỏi: luật gì ta cũng có, nhưng sao tai nạn vẫn cứ liên tiếp xảy ra?

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.