Những câu chuyện hãi hùng về phận dâu Việt ở Đài Loan

Các công nhân không có giấy tờ có thể bị bắt, bị trục xuất bất cứ lúc nào.
Các công nhân không có giấy tờ có thể bị bắt, bị trục xuất bất cứ lúc nào.
Đầu năm 2014, giới truyền thông Đài Loan “nóng” câu chuyện một phụ nữ Việt Nam đã ra đầu thú trước cảnh sát sau khi sống hơn một năm trong nghĩa địa cùng con gái 5 tuổi.

“Trăm đắng, ngàn cay”

Cách đây vài năm, người phụ nữ Campuchia tên Shao Lee đã quyết định theo chân người chồng Đài Loan, sang làm dâu xứ người. Khi cuộc hôn đã “đứt gánh”, phụ nữ này vẫn liều lĩnh ở lại nơi đây chỉ vì muốn được ở gần 2 đứa con nhỏ tội nghiệp.

Để có thể gặp được các con trong vòng khoảng 30 phút ngắn ngủi, chị Lee liều mình lẻn tới tầng 1 nhà của người chồng cũ bị tàn tật tại Đài Bắc. Mỗi lần như thế, chị Lee rất sợ những thành viên khác trong gia đình nhà chồng cũ đang ở trên tầng 2 phát hiện. Bởi vì, nếu họ phát hiện ra sự có mặt của chị ở ngôi nhà này thì họ sẽ tìm mọi cách khiến chị bị trục xuất để cắt đứt hoàn toàn quan hệ với những đứa trẻ.

Song, câu chuyện chua xót của chị Lee không phải duy nhất. Ở xứ Đài hoa lệ này đang có hàng trăm, hàng nghìn người phụ nữ ngoại quốc có chung số phận, chịu chung mảnh đời tha hương bị “cưỡng bức”, “lạm dụng”...

Theo Bộ Nội vụ Đài Loan, hiện có khoảng 41.000 người nước ngoài, chủ yếu là phụ nữ từ Đông Nam Á (trong đó có cả những phụ nữ người Việt Nam), đang cư trú bất hợp pháp ở hòn đảo này. Và cứ 10 học sinh tiểu học - trung học thì có 1 em có mẹ là người ngoại quốc.

Mặc dù, luật nhập cư của Đài Loan đã phần nào được nới lỏng, nhưng về cơ bản vẫn không bảo vệ quyền lợi lâu dài cho người nước ngoài kết hôn với công dân Đài Loan.

Theo luật pháp của hòn đảo này, những người kết hôn với công dân Đài Loan chỉ được nhập quốc tịch sau khi sinh sống tại đây từ 4 năm trở lên. Trong thời gian ấy, nếu người chồng bản xứ chết hoặc ly dị, những người vợ ngoại quốc sẽ phải về nước.

Trong trường hợp ly dị, Tòa án sẽ trao quyền giám hộ con cái cho người mẹ, nếu người mẹ chứng minh được khả năng về tài chính. Điều này rất khó xảy ra vì các bà mẹ này đến Đài Loan với hai bàn tay trắng, đều xuất thân từ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trình độ học vấn thấp, khi sang làm dâu xứ người thì chưa đủ điều kiện nhập quốc tịch, không được cấp giấy tờ tùy thân của Đài Loan nên hầu hết không có việc làm, chỉ ở nhà nuôi con, nội trợ và phục vụ công việc gia đình, giao tiếp xã hội gần như bị hạn chế.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng - Giám đốc Trung tâm Trợ giúp Cô dâu và Lao động Việt Nam (chuyên giúp đỡ những lao động bị bóc lột sức lao động, lạm dụng, tiền công rẻ/nợ lương, hay những cô dâu Việt không may bị ngược đãi trên quê chồng) có trụ sở văn phòng ở Đào Viên cho biết, luật di trú hà khắc của Đài Loan đã tạo ra một ngôi làng trên dãy núi giữa lòng hòn đảo - nơi cư ngụ của những bà mẹ nhập cư bất hợp pháp cùng những đứa con có cha người Đài Loan.

Theo ông Hùng, riêng người Việt Nam đến Đài Loan chủ yếu với tư cách là lao động nhập cư và phụ nữ lấy chồng qua môi giới hôn nhân. Đáng lo ngại hơn là trong thời gian qua, các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan phần lớn đều thông qua hoạt động dịch vụ môi giới hôn nhân đơn lẻ, tự phát dưới các hình thức tư vấn hỗ trợ kết hôn và dịch vụ tổ chức lễ cưới bất hợp pháp.

Khi kết hôn với người Đài Loan qua các dịch vụ này, quyền lợi của người phụ nữ không được đảm bảo, không có tổ chức, đoàn thể nào đứng ra bảo vệ quyền lợi của họ sau khi kết hôn, mức độ rủi ro rất lớn.

Trong khi đó, phía Đài Loan quan niệm rằng: Môi giới chỉ là một phương thức cạnh tranh làm kinh tế. Đăng ký với chính phủ là được quyền làm môi giới. Vì thế, ông Hùng tin rằng có những nhóm tội phạm bỏ tiền vào nghề này và tệ tham nhũng trong một quan chức Đài Loan cũng tiếp tay cho tệ nạn.

“Một người chưa đi đã nợ 6.000 đến 7.000 Đài tệ cho môi giới nên có người sang đấy mới nói biết thế thì họ đã không đi”, ông Hùng nói.

Bản thân ông Hùng cũng khẳng định, cả người lao động nhập cư lẫn nhiều phụ nữ lấy chồng Đài Loan đều bị lạm dụng nghiêm trọng. Công nhân thì thường ngập trong nợ nần, còn dâu nước ngoài thì bị chà đạp. Do không biết ngôn ngữ địa phương nên phần lớn họ không thể kêu cứu sự giúp đỡ của pháp luật. Những người bỏ trốn sẽ biến thành lao động nước ngoài bất hợp pháp, bị truy bắt, bị trục xuất về nước bất cứ khi nào. Ai vì hoàn cảnh kinh tế, nợ nần còn chồng chất ở Việt Nam mà chịu đựng “sa cơ lỡ bước” ở lại thì ê chề nhục nhã, nơm nớp lo sợ bị cưỡng bức.

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người có dấu hiệu của bệnh tâm thần. “Các công nhân không có giấy tờ luôn thường trực những cơn ác mộng, sợ bị bắt và bị trục xuất. Với họ chỉ có sự không chắc chắn, lo lắng và thất vọng... Nhiều phụ nữ trẻ phải tìm đến bác sĩ tâm thần, nhưng bác sĩ đành phải để họ uống thuốc” - ông Hùng cho biết.

Sống chui lủi, vạ vật nơi xứ người

Điển hình như câu chuyện của chị Nguyễn Thị Đào - một bà mẹ trẻ người Việt Nam. Năm 2005, Đào đi xuất khẩu lao động sang Đài Loan, với khoản chi phí môi giới 6.000 USD. Đào được bố trí làm việc trong một viện dưỡng lão, lương 8.000 Đài tệ (265 USD/tháng).

Những câu chuyện hãi hùng về phận dâu Việt ở Đài Loan ảnh 1

Những bà mẹ trẻ đang phải sống chui lủi ở Đài Loan vì muốn ở bên con cái.

Tiết kiệm trong suốt 5 năm, thậm chí người gầy mất 10 kg, xanh xao vì nhịn ăn, nhưng với mức lương thấp ấy Đào vẫn không thể kiếm đủ tiền gửi về cho cha mẹ để trả khoản nợ 6.000 USD. Thương cha mẹ già ở quê nhà ngày ngày đang phải lo trả nợ ngân hàng trong bất lực, không còn cách nào khác, Đào quyết định trốn ra ngoài tìm việc có mức lương cao hơn. Hành động của cô vi phạm luật pháp Đài Loan và cô sẽ phải về nước nếu cảnh sát phát hiện.

Những ngày tháng sống chui lủi, Đào tình cờ gặp và “cặp” với một người đàn ông bản địa. Khi Đào mang thai, thật trớ trêu, người tình của cô mất vì bệnh ung thư. Vì hai người chưa kết hôn nên chính quyền Đài Loan không công nhận đứa trẻ Đào sinh ra... Để có thể tiếp tục đi làm, thi thoảng được gặp con và quan trọng hơn cả là mong con một ngày không xa có quốc tịch Đài Loan, Đào đành cho con đi làm con nuôi.

Ngoài trường hợp của chị Đào, đầu năm 2014, giới truyền thông Đài Loan “nóng” câu chuyện một phụ nữ Việt Nam đã ra đầu thú trước cảnh sát sau khi sống hơn một năm trong nghĩa địa cùng đứa con gái 5 tuổi. Anh bạn trai nghèo khổ và ốm yếu của người phụ nữ này muốn giữ cả 2 mẹ con người phụ nữ ở lại.

Tuy nhiên, vì người mẹ lúc đó đang cư trú bất hợp pháp tại Đài Loan và kết quả xét nghiệm ADN cho thấy đứa trẻ không phải con của anh bạn trai nên người mẹ khốn khổ sau đó đã phải đưa con về Việt Nam trong tháng 5 vừa qua.

Những câu chuyện trên cho thấy một sự thật chua xót rằng, phần lớn những người phụ nữ nước ngoài không được luật pháp Đài Loan bảo vệ. Họ phải chấp nhận sống cuộc sống chui lủi nơi xứ người vì miếng cơm manh áo hoặc vì tình mẫu tử thiêng liêng. Phần lớn những trường hợp này sống mà không biết tương lai của họ sẽ thế nào.

Theo Theo Pháp luật Việt Nam
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.