![]() |
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm
Tháng 3/1934, đồng chí Trần Quốc Hoàn được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và bị mật thám Pháp bắt, xử 8 tháng tù và 5 năm biệt xứ.
Đến năm 1936, ông trốn ra Hà Nội hoạt động trong phong trào Mặt trận dân chủ, công tác ở Ban quản trị của các tờ báo: Bạn dân, Thời thế, Hà thành thời báo và tham gia các hoạt động công khai của Mặt trận dân chủ.
![]() |
Các đại biểu tham quan triển lãm ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Trần Quốc Hoàn
Từ năm 1937 đến 1939, theo chỉ thị của Đảng, đồng chí rút vào hoạt động bí mật, tham gia Thường vụ Thành ủy, làm Phó Bí thư và Bí thư Thành ủy Hà Nội.
![]() |
Trong 28 năm làm Bộ trưởng Bộ Công an, đồng chí Trần Quốc Hoàn luôn nắm vững và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương của Đảng và Bác Hồ để chỉ đạo xây dựng lực lượng CAND thật sự là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
Năm 1951, tại Đại hội lần thứ II của Đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh bổ nhiệm Giám đốc Nha Công an Việt Nam vào ngày 6/9/1952. Sau đó, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Công an đến năm 1980 và là Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1972.
![]() |
Các cán bộ chiến sĩ công an xem những hình ảnh về thế hệ trước
![]() |
Năm 2006, Bộ Công an đã hoàn thành việc tu bổ, tôn tạo Di tích lưu niệm đồng chí Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn tại số 1 phố Trần Bình Trọng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với gần 300 hiện vật, hình ảnh, tư liệu quý
![]() |
Căn phòng đồng chí Trần Quốc Hoàn sống và làm việc từ năm 1967- 1981
![]() |
Hầm trú ẩn bên ngoài nhà của đồng chí Trần Quốc Hoàn.