Những tỉnh dưới 800 nghìn dân đều có thể sáp nhập

Hà Tây sáp nhập về Hà Nội là "bài học sống động"
Hà Tây sáp nhập về Hà Nội là "bài học sống động"
TPO - Dựa vào tiêu chí dân số, theo tính toán của đại biểu Quốc hội, có thể sáp nhập hàng chục tỉnh, góp phần tinh giản biên chế, bộ máy và quan trọng là có thể giảm hàng chục nghìn tỷ đồng chi thường xuyên hàng năm.

Hà Tây sáp nhập về Hà Nội được, sao tỉnh khác lại không?

Vấn đề hợp nhất đơn vị hành chính, hay các bộ tương đồng để tinh giản biên chế, bộ máy là vấn đề luôn được quan tâm trong thời gian qua. Bài học về việc hợp nhất Hà Tây về Hà Nội được đề cập đến tại Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết Hội nghị T.Ư 6 khóa XII, vừa được diễn ra.

Về việc này, trao đổi với PV Tiền Phong, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn Đồng Tháp cho rằng, để thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế, nâng cao hiệu quả bộ máy nhà nước, có thể xem xét, đưa ra lộ trình sáp nhập các bộ có chức năng nhiệm vụ tương đồng, và có thể sáp nhập những tỉnh dân số thấp.

Theo quan điểm của ông Hòa, những tỉnh nào có dân số thấp, từ 700 – 800 nghìn người trở xuống đều có thể tính toán sáp nhập. Việc sáp nhập tỉnh nên được triển khai trước so với việc sáp nhập các bộ tương đồng. Chủ trương sáp nhập tỉnh, có thể dựa trên những kết quả, kinh nghiệm từ việc sáp nhập Hà Tây về Hà Nội sau 10 năm.

Theo Uỷ viên Uỷ ban Pháp luật, Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, dân số lớn như vậy nhưng vẫn hoạt động hiệu quả, không lý do gì các tỉnh khác lại không.

Tất nhiên khi sáp nhập cũng có những phần khó khăn nhất định, như về vấn đề nhân sự, bộ máy, nhưng có thể khắc phục được.

Tại hội nghị quán triệt các Nghị quyết Hội nghị T.Ư 6 khóa XII, Trưởng ban Tổ chức T.Ư Phạm Minh Chính cũng cho rằng, khi bàn sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội khó khăn vô cùng, nhất là các yếu tố truyền thống, lịch sử, kinh phí, đặc biệt là công tác cán bộ. Tuy nhiên sau gần 10 năm, việc sáp nhập này cho thấy quyết sách đúng đắn, thành công, hiệu quả.

“Sáp nhập tỉnh lớn như vậy còn làm được, vậy xã, phường sao không làm được ? Hà Tĩnh hiện nay đang sáp nhập thôn bản. Tỉnh Hòa Bình đang nghiên cứu nhập xã. Ở một số nơi đang nghiên cứu sáp nhập huyện. Sáp nhập cái là giảm ngay đội ngũ. Hà Tây sáp nhập Hà Nội là bài học sống động, cho thấy khó mấy cũng làm được”, Trưởng ban Tổ chức T.Ư nêu.

Có thể sáp nhập hàng chục tỉnh

Theo tính toán của ông Phạm Văn Hòa, nếu dựa vào tiêu chí dân số, sau khi sáp nhập có thể giảm ít nhất 10 tỉnh có quy mô dân số thấp.

Nếu căn cứ vào quy mô dân số vào năm 2015 thì có thể thấy rất nhiều tỉnh có dân số rất thấp, chỉ trên dưới 500 nghìn, điển hình như các tỉnh Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Kon Tum, Lai Châu; nhiều tỉnh có quy mô dân số trên dưới 600 nghìn, như Lào Cai, Ninh Thuận, Quảng Trị. Đáng lưu ý, tỉnh Bắc Kạn dân số chỉ trên 300 nghìn người.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là, những đơn vị hành chính có quy mô dân số thấp đa phần thuộc về những tỉnh miền núi, tập trung nhiều ở phía bắc, có điều kiện địa hình, đi lại tương đối khó khăn. Vậy việc sáp nhập có gặp trở ngại?

Lý giải về việc này, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, khi sáp nhập, điều kiện đi lại của người dân, chẳng hạn khi đi làm các thủ tục hành chính, hay cán bộ đi xuống cơ sở cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư tốt hơn, tất nhiên ở đồng bào miền núi thì điều kiện có khó khăn hơn.

Vấn đề quan trọng là, sau sáp nhập, trách nhiệm của cán bộ với công việc, với người dân như thế nào, có chịu đi xuống địa bàn khó khăn không, có bám sát địa bàn, có gần gũi với người dân không? Lúc đầu sáp nhập có thể xảy ra xáo trộn về tổ chức bộ máy, con người, nhưng sau đó sẽ đi vào nề nếp và hoạt động bình thường.

“Vấn đề cốt lõi, quan trọng nhất có thể mang lại khi sáp nhập là hiệu quả về tinh giản biên chế với số lượng rất lớn. Bởi lẽ, sau khi sáp nhập sẽ giảm nguyên bộ máy một tỉnh, rất nhiều sở, ban, ngành, cấp huyện, xã giảm… Mỗi tỉnh sáp nhập, có thể giảm chi thường xuyên hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm”, ông Hòa nhìn nhận.

Theo đại biểu, số tiền tiết kiệm từ chi thường xuyên sau sáp nhập, có thể dùng để phục vụ cho an sinh xã hội, đầu tư hạ tầng cho những nơi đang bị yếu kém, như thế là người dân hưởng lợi.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Minh Hoàng

Vấn đề giao thông và thông tin bây giờ rất thuận tiện,nên nhập tỉnh là cần thiết. Giảm chi ngân sách cho bộ máy cồng kềnh để tập trung vào phúc lợi xã hội,người dân rất hoan nghênh

Thích Trả lời

hoàng thị nhài

Ý kiến hay,

Thích Trả lời

Nguyễn Duy Hy

Theo tôi, Việt nam nên có 36 tỉnh thành là hợp lý nhất, như vậy tỉnh nào có dân số dưới 1,8 triệu người thì đều phải sáp nhập...

Thích Trả lời

Nguyễn hoàng

Phương án này không tính tới yếu tố văn hoá và xã hội học của từng tỉnh nên chưa tính hết các vấn đề phát sinh để lại cho địa phương đến chục năm sau chưa chắc đã giải quyết xong

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Để xảy ra hàng giả, một là bị mua chuộc, hai là không dám đấu tranh

Để xảy ra hàng giả, một là bị mua chuộc, hai là không dám đấu tranh

TPO - Thủ tướng Chính phủ nhìn nhận, qua phát hiện các vụ việc lớn về hàng giả, cho thấy, một là do mất ý chí chiến đấu, bị mua chuộc; hai là, thiếu tinh thần trách nhiệm, không dám đấu tranh, không dám đương đầu với các đối tượng. "Việc này cần phải xử lý nghiêm theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước", Thủ tướng nêu.
Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng vinh danh 172 điển hình thực hiện Chỉ thị số 05

Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng vinh danh 172 điển hình thực hiện Chỉ thị số 05

TPO - Chiều 3/7, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, với 172 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong toàn quân được vinh danh, khen thưởng.
Nguyên nhân tiền điện tháng 6 tăng đột biến

Nguyên nhân tiền điện tháng 6 tăng đột biến

TPO - Lý giải nguyên nhân tiền điện tăng cao, Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, trong tháng 6/2025, sản lượng điện bình quân theo ngày trên toàn địa bàn Hà Nội đạt hơn 90 triệu kWh, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2024.
Từ bản xa đến xã mới: Không để khoảng cách địa lý thành rào cản

Từ bản xa đến xã mới: Không để khoảng cách địa lý thành rào cản

TPO - Sau sáp nhập, nhiều xã vùng cao ở tỉnh Điện Biên có địa bàn rộng gấp đôi, trụ sở xã dời xa hơn. Trong điều kiện giao thông chưa tốt, nhiều nơi còn đường đất, việc tiếp cận dịch vụ công của người dân ít nhiều gặp khó. Trước thực tế đó, chính quyền các xã chủ động tìm các giải pháp để giúp bà con.
Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới

Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới

TPO - Chiều nay (3/7), một vùng áp thấp vừa hình thành ở khu vực phía đông bắc của đảo Luzon của Philippines, ngay sát Biển Đông. Dự báo trong đêm nay và ngày mai (4/7), vùng áp thấp này có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, hoạt động trên Biển Đông.