Nơi ấm tình người

Nơi ấm tình người
"Trong khi dư luận đang bức xúc với biểu hiện xuống cấp về y đức của một bộ phận bác sĩ thì nơi đây hầu như không có sự phàn nàn của bệnh nhân về thái độ phục vụ. Hơn thế, đây còn là nơi mà hầu hết bệnh nhân đều được chữa bệnh miễn phí" - đó là khẳng định của một đồng nghiệp Báo Công an TP Đà Nẵng khi nói về các thầy thuốc của Khoa Thận nhân tạo - TNT (Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng).

Nơi ấm tình người

> Mang mùa ấm lên vùng biên
> Những người con nơi xa hướng về quê hương

"Trong khi dư luận đang bức xúc với biểu hiện xuống cấp về y đức của một bộ phận bác sĩ thì nơi đây hầu như không có sự phàn nàn của bệnh nhân về thái độ phục vụ. Hơn thế, đây còn là nơi mà hầu hết bệnh nhân đều được chữa bệnh miễn phí" - đó là khẳng định của một đồng nghiệp Báo Công an TP Đà Nẵng khi nói về các thầy thuốc của Khoa Thận nhân tạo - TNT (Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng).

Bệnh nhân chạy thận thư giãn tại khu nhà trọ
Bệnh nhân chạy thận thư giãn tại khu nhà trọ.

Tiếp tôi trong căn phòng làm việc sơ sài, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Hữu Đa (Trưởng khoa TNT) cho biết, TP Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương chi ngân sách hỗ trợ đồng chi trả bảo hiểm y tế - BHYT (từ 5% đến 20%, tùy đối tượng) cho bệnh nhân chạy thận có hộ khẩu thường trú tại TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Từ tháng 6-2011 đến nay, hàng trăm bệnh nhân nghèo chạy thận tại BV Đa khoa Đà Nẵng được miễn phí hoàn toàn. Hiện nay, Khoa TNT có 45 máy chạy thận và luôn hoạt động hết công suất. Ngoài ra, khoa đã lập ban từ thiện để giúp đỡ người bệnh trong cuộc sống thường ngày. Rất nhiều tấm lòng hảo tâm đã hỗ trợ bệnh nhân suy thận mãn đang điều trị ở đây để họ có tinh thần thoải mái hơn chống chọi với bệnh tật. Năm 2012, các nhà hảo tâm đã ủng hộ 268 triệu đồng và 10 tháng năm 2013 là 133 triệu đồng.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Đa cho biết, những người mắc bệnh suy thận mãn đa phần gia sản khánh kiệt và có tâm lý không giống các trường hợp mắc bệnh khác. Những bệnh nhân này có thể nghĩ đến việc chữa trị khỏi nhưng xem như phải "sống chung" với suy thận mãn cả đời, làm bạn với bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Vì thế, ngay từ khi nhận công tác, các bác sĩ, y tá, điều dưỡng ở đây được quán triệt hai điều: Thứ nhất, không được nghĩ đến việc có thu nhập từ phong bì của bệnh nhân; thứ hai, luôn sẵn sàng làm từ thiện. "Từ suy nghĩ đó, 30 con người trong khoa chúng tôi luôn san sẻ khó khăn cùng bệnh nhân để họ coi bệnh viện như nhà của mình. Không ai trong chúng tôi mở thêm phòng mạch tư nên không có tình trạng "bán" bệnh nhân như vẫn xảy ra ở một số nơi. Có không ít người bệnh đã gắn bó với Khoa TNT tới hơn 10 năm, người có "thâm niên" 5-7 năm cũng không ít. Bệnh viện cũng dành một khu lưu trú cho bệnh nhân với giá 15 nghìn đồng/ngày. Thậm chí, nhiều người có hoàn cảnh quá khó khăn không những được miễn tiền trọ mà còn được hỗ trợ thêm. Khi bệnh viện áp dụng kỹ thuật điều trị mới nhất thì không phân biệt giàu, nghèo, tất cả các bệnh nhân đều có cơ hội sử dụng như nhau" - Bác sĩ Nguyễn Hữu Đa nói.

Tại khu nhà trọ Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, nơi tập trung hàng chục bệnh nhân mắc bệnh thận cần phải chữa trị lâu dài, có rất đông người đã tá túc ở đây vài năm. Đa phần họ đến từ Quảng Nam, Quảng Ngãi và từ Tây Nguyên xuống, hoàn cảnh đều hết sức khó khăn. Bà Nguyễn Thị Lựu (65 tuổi), quê ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã 6 năm nay gắn bó với Khoa TNT và là trường hợp cần sự hỗ trợ đặc biệt bởi bà không có gia đình và gia cảnh rất nghèo khó. Mọi chi phí sinh hoạt, tiền chữa bệnh... bà đều được bệnh viện, các nhà hảo tâm và cán bộ, nhân viên Khoa TNT chu cấp. Cũng có thời gian 7 năm gắn bó với Khoa TNT, anh Nguyễn Quốc Hùng (33 tuổi, quê Quảng Nam) cho biết: "Ở đâu tui không biết chứ ở đây, tụi tui chả bao giờ phải nghĩ đến khoản phong bì lót tay bác sĩ. Đã vào đây là rất an tâm chữa bệnh". Không chỉ bà Lựu, anh Hùng mà hơn chục bệnh nhân đang điều trị tại Khoa TNT khi được hỏi chuyện đều cho biết, thái độ phục vụ tận tình của y, bác sĩ khiến họ cảm giác như đang được ở nhà.

Trăn trở nhất của bác sĩ Nguyễn Hữu Đa và cộng sự trong thời điểm này là làm sao duy trì được nguồn hỗ trợ bệnh nhân nghèo. "Chúng tôi đang chuẩn bị để bệnh nhân đón Tết Giáp Ngọ 2014 có thêm sự hỗ trợ từ cộng đồng để họ vơi bớt khó khăn, có ngày tết thật ấm áp" - bác sĩ Đa tâm sự thêm.

Theo Thế Duy
Hà Nội mới

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG