Nỗi đau sau Tết: Cây cảnh ế đầy vườn, nông dân ôm nợ

TPO - Do ảnh hưởng bởi dịch COVID 19, cây cảnh chơi tết ế ẩm, thậm chí "đóng băng", khiến nhiều hộ nông dân ở Long Biên, Hà Nội rơi vào cảnh nợ nần.

Ngày 18/2, ghi nhận tại phường Long Biên, quận Long Biên (Hà Nội), nhiều hộ nông dân vẫn còn đầy vườn đào, quất. Thậm chí, có hộ gia đình cả vườn quất vẫn còn nguyên, có hộ bán được vài cây… Thời điểm này, có hộ đã chặt bỏ cả vườn để ươm lại cho vụ tới.

Chia sẻ với Tiền Phong, anh Phạm Văn Thế, chủ vườn quất ở phường Long Biên cho biết, do ảnh hưởng của dịch COVID 19, dịp tết vừa qua, vườn quất của anh chỉ bán được vài chục cây, không đủ tiền trang trải chi phí điện nước, nuôi công nhân. Giờ thì khoản tiền 200 triệu thuê đất trở thành món nợ ám ảnh gia đình anh Thế.

Nỗi đau sau Tết: Cây cảnh ế đầy vườn, nông dân ôm nợ ảnh 1 Đảo nở đầy vườn. Ảnh: M.Đ
Nỗi đau sau Tết: Cây cảnh ế đầy vườn, nông dân ôm nợ ảnh 2 Cả vườn bonsai "đóng băng" trong dịp Tết. Ảnh: M.T
Nỗi đau sau Tết: Cây cảnh ế đầy vườn, nông dân ôm nợ ảnh 3 Những cây quất ế ẩm này sẽ phải nhổ bỏ bởi chất đất không còn phù hợp, không còn đủ dinh dưỡng cho năm tới.
Nỗi đau sau Tết: Cây cảnh ế đầy vườn, nông dân ôm nợ ảnh 4 Quất bị nhổ bỏ tại vườn.

Theo anh Thế, những cây quất ế ẩm này sẽ phải nhổ bỏ bởi chất đất không phù hợp, không còn đủ dinh dưỡng cho năm tới.

Không chỉ vườn quất của anh Thế, mà hàng nghìn cây quất của các hộ xung quanh hầu như còn nguyên. Có hộ đã nhổ bỏ, chặt sạch, có hộ giữ lại một số cây có thế đẹp để chăm sóc chuẩn bị cho vụ tới.

Nỗi đau sau Tết: Cây cảnh ế đầy vườn, nông dân ôm nợ ảnh 5 Cả vườn quất bị chặt bỏ . Ảnh: M.T

Trao đổi với Tiền Phong, anh Nguyễn Quang Hưng, quê Hưng Yên, chủ vườn đào ở phường Long Biên cho biết, dịp giáp tết, anh đi vào trung tâm Hà Nội khảo sát để thuê địa điểm bán đào. Tuy nhiên sau khi khảo sát, anh Hưng nhận thấy tình trạng người mua thì ít, kẻ bán thì nhiều nên đành bỏ ý định thuê chỗ bán đào, chấp nhận để nguyên cả vườn đào.

Anh Hưng chia sẻ, nếu chuyển vườn đào đi bán còn “chết” nặng hơn, bởi vừa mất tiền thuê mặt bằng, vừa mất tiền vận chuyển, nhân công trông coi nếu không bán được.

Nỗi đau sau Tết: Cây cảnh ế đầy vườn, nông dân ôm nợ ảnh 6 Cả vườn quất chỉ lác đác bán được vài cây.
Nỗi đau sau Tết: Cây cảnh ế đầy vườn, nông dân ôm nợ ảnh 7 Quất bị chặt hạ không thương tiếc.

Cùng cảnh với những người trồng đào quất, nhiều hộ nông dân trồng cà chua, đu đủ… cũng rơi vào cảnh ế ẩm, thậm chí hái quả xong rồi bỏ xó hay vứt đi.

Anh chị Phạm Thị Thảo quê Hưng Yên cho biết, gia đình thuê được mấy ha đất nông nghiệp, mảnh thì trồng cà chua, mảnh thì trồng đu đủ. Tuy nhiên giá cà chua hiện nay bán ra chợ đầu mối chỉ tầm 1,5 nghìn đồng/kg.

Trong khi thuê người hái phải trả khoảng 1 nghìn đồng/kg, cộng với công vận chuyển thì "chẳng khác gì vứt bỏ". "Chính vì thế, nên cả vườn cả chua, đu đủ của gia đình đều để hoang", chị Thảo nói..

Nỗi đau sau Tết: Cây cảnh ế đầy vườn, nông dân ôm nợ ảnh 8 Một hộ nông dân ở Long Biên hái đu đủ rồi bỏ xó. 
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.