Nỗi lo sau con số kỷ lục

Nỗi lo sau con số kỷ lục
TP - Năm ngoái, giữa bộn bề, ngổn ngang của thiên tai, bão, lũ, ngành nông nghiệp nổi lên như một hiện tượng, với con số xuất khẩu đạt gần 36,4 tỷ đô la- một cột mốc kỷ lục từ trước tới nay. Thậm chí có ngành như rau quả, giá trị xuất khẩu vượt qua dầu lửa!

Năm nay, một kế hoạch mới, được rà soát, tính toán trên nhiều kịch bản được đặt ra để chinh phục thị trường thế giới phải đạt ít nhất 40-40,5 tỷ đô la. Và rồi, con số thống kê quý I/2018 cũng gọi tên nông nghiệp, với tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 13 năm gần đây...

Ngó đâu trong ngành cũng thấy những con số đáng mừng, đáng khích lệ, nhất là trong bối cảnh thị trường thế giới phức tạp, tính bảo hộ và những “chiến tranh thương mại” nổi như một làn sóng.

Thế nhưng, đằng sau những con số đẹp, bức tranh tươi màu đó còn ẩn chứa mảng màu xám- tối, còn nhiều nỗi lo. Mới đây thôi, trào lưu (hay xu hướng) giải cứu lan rộng. Một cuộc “giải cứu” củ cải của bà con nông dân ở Mê Linh (Hà Nội). Lại chiến dịch giải cứu khoai tây Lạng Sơn, su hào Hải Dương... Trước đó, người dân cũng từng quen với “giải cứu” thịt lợn, dưa hấu, hành tím, thanh long...và nhiều loại nông sản khác.

Chưa hết, trên mâm cơm, người dân vẫn còn rùng mình, khi miếng thịt lợn còn đẫm thuốc an thần, chất kích thích tăng trọng. Con tôm, con cá cũng ít nhiều “ngậm” hóa chất, kháng sinh... Vẫn còn đó “Rau hai luống, lợn hai chuồng”.

Rồi con giống, cây giống, thủy sản, đến nạn phân bón, thuốc trừ sâu giả, kém chất lượng... vẫn là điểm nóng, khiến người tiêu dùng lo ngại. Nếu không thể kiểm soát được chất lượng đầu vào thì khó lòng có sản phẩm có năng suất, chất lượng cao đầu ra.

Vì sao phải giải cứu, vì sao người tiêu dùng phải chấp nhận ăn “bẩn”? TS Đặng Kim Sơn từng chia sẻ rằng, thực trạng đó phản ánh đúng bản chất bất ổn nền sản xuất còn nặng kế hoạch, cứ lo trồng, nuôi thật nhiều, bán đâu không ai rõ.

Ông nói rằng, tại sao các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến và người nông dân không gặp nhau? Tại sao chúng ta luôn phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc? Tại sao có nhiều sản phẩm rơi vào cảnh ế thừa nhưng lại vẫn nhập khẩu từ nước ngoài? Những câu hỏi đó từ lâu đã trở thành dấu lặng, khiến nền nông nghiệp của ta dù tăng sản lượng vẫn không thể mang lại những giá trị kinh tế cao.

Một thực tế tăng GDP trong nông nghiệp không đồng nghĩa với tăng thu nhập của nông dân. Nông dân vẫn còn nghèo, nông nghiệp vẫn bấp bênh...

Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường từng thừa nhận rằng, cần khắc phục khi khâu chế biến và thị trường là những khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị nông sản.

Câu hỏi sản lượng hay chất lượng? Tăng trưởng hay môi trường? Thành tích hay thực chất? Tưởng kinh viện xa vời, nhưng hóa ra nó cụ thể, bức bách của nông nghiệp hiện nay.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

TPO - Với thực trạng trong một năm có trên dưới 30 cuộc thi hoa hậu được tổ chức, nhà báo Lê Minh Toản cho rằng con số không nói lên tất cả. Điều đáng bàn là việc những đơn vị tổ chức kiên định với tôn chỉ mục đích của cuộc thi. Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi có tuổi đời 38 năm. Để tồn tại trong suốt gần 4 thập kỷ, cuộc thi kiên định với những trụ cột về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ, cống hiến và các trụ cột đó được công chúng đồng tình.
Cảnh trong vở Tuồng Tình mẹ

Khi Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà

TP - Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam sẽ chính thức hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu Truyền thống Quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8/2025. TS . NSND Lê Tuấn Cường, Quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, đơn vị đang gây sốt với những đêm diễn cháy vé cho rằng: Sáp nhập sẽ mở ra trang sử mới cho Tuồng, Chèo, Cải lương.
'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

TP - Nghe nhạc miễn phí, xem phim, đọc sách lậu… những hành vi tưởng như vô hại ấy đang từng ngày làm xói mòn nền văn hóa sáng tạo. Khi sáng tác không được bảo vệ, sản phẩm bị “dùng chùa” ngay trong ngày đầu phát hành, không chỉ nghệ sĩ, nhà làm phim, tác giả sách mất thu nhập, mà cả xã hội cũng đánh mất môi trường văn minh, khiến giá trị không được trả công xứng đáng.