Nông dân sáng kiến thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật làm bè qua sông
TPO - Sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) xong, bà con không tiêu hủy vỏ chai mà tiện tay vứt luôn trên đồng ruộng. Nhận thấy điều đó, một nông dân ở Hậu Giang đã nghĩ ra việc thu gom số phế liệu này để làm bè nổi qua sông, vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra "phương tiện thủy" độc đáo.
Ông nội “hờ” bị bắt giam vì giở trò đồi bại với cháu gái
Suýt chết vì phát hiện khối u quanh rốn đập theo nhịp tim nhưng không đi khám
Cô chủ nhiệm bắt 'nộp phí riêng', học sinh yêu cầu nhà trường đổi giáo viên
Bác sĩ Việt Nam cứu sống cụ ông người Bỉ nhồi máu cơ tim nguy kịch
Triều cường dâng cao, người phụ nữ rơi xuống hồ chết thương tâm

Chính vì vậy, một người nông dân ở ấp 4 đã có sáng kiến độc đáo, chế ra chiếc bè để lưu thông trên các kênh rạch bằng thứ phế liệu mà ai cũng cho rằng nó không còn giá trị sử dụng.

Trong những lần đi làm đồng, ông Lê Văn Hiếu (50 tuổi) phát hiện có nhiều vỏ chai thuốc BVTV bỏ vương vãi trên đồng ruộng nên đã thu gom về, với mục đích ban đầu là bán phế liệu kiếm ít tiền quà bánh cho con cháu. "Đang nằm võng thì thấy mấy đứa con lấy bao chứa vỏ chai nhựa mà tôi đã thu gom, rồi cột miệng bao lại đem xuống sông làm phao tắm. Tụi nhỏ trèo lên bao ngồi luôn mà nó không chìm nên tôi mới nghĩ tại sao mình không kết một chiếc bè từ mấy cái vỏ chai này thay thế cho chiếc xuồng cũ đã hỏng để đi lại qua sông." - ông Hiếu nói.

Thế là ông Hiếu bắt tay vào đi thu gom thật nhiều chai nhựa đem về tích trữ trong bao nhưng không bán phế liệu nữa. Khoảng được 10 bao 2 giạ (mỗi bao khoảng 80 - 100 chai) thì ông vặn nút thật kĩ để không bị vô nước, rồi may một túi lưới dài khoảng 3m, ngang 2m để cho chai nhựa vào và may miệng túi lại.
Tiếp theo, ông Hiếu tiếp tục đóng thêm một tấm sạp bằng ván đặt lên trên "bè chai nhựa", cột lại cho chắc. Chỉ đơn giản vậy là hoàn thành một chiếc "xuồng giã chiến" có thể qua lại trên sông dễ dàng.






Để việc di chuyển được thuận tiện, ông còn nối một sợi dây dài từ bờ này sang bờ kia để ai muốn qua lại thì tự kéo dây để điều khiển. Với chiếc bè trên, có thể chở được khoảng 4 người. Thấy "phương tiện thủy" này rất vững chãi, không hề bị tròng trành khi lưu thông trên mặt nước. Ông Hiếu tiếp tục làm thêm chiếc bè lớn hơn chở được khoảng 15 - 16 người mỗi khi nhà có đám tiệc hoặc chở 1 - 2 chiếc xe gắn máy qua sông. Thậm chí, ông còn lắp máy nổ để làm phương tiện vận chuyển lúa giống đi sạ quanh đồng.


Cùng chuyên mục

Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng: 'Không ai qua mắt được dân'

Lâm Đồng: Chấm dứt dự án sân golf theo kết luận của Thanh tra Chính phủ

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Lựa chọn, bầu ra những đại biểu đủ đức, đủ tài

Hà Nội phát triển du lịch thể thao mạo hiểm

Bản tin 8H: Máy bay mắc kẹt trên không chờ… đuổi chó

Hà Nội: Năm 2025, phấn đấu 40% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Đáp ứng nhu cầu mua pháo hoa của người dân
