Ô tô diễu hành phản đối trạm BOT Bờ Đậu

Người dân treo biểu ngữ, cho xe diễu hành qua trạm thu phí Bờ Đậu để phản đối thu phí. Ảnh: A.T.
Người dân treo biểu ngữ, cho xe diễu hành qua trạm thu phí Bờ Đậu để phản đối thu phí. Ảnh: A.T.
TP - 2 ngày qua, nhiều ô tô của người dân sống gần trạm thu phí BOT Bờ Dậu (huyện Phú Lương, Thái Nguyên) tập trung và dán biểu ngữ lên xe, diễu hành phản đối trạm. Nhiều người dân cho rằng, đường làm ở một nơi nhưng trạm thu phí đặt một nẻo.

Người dân tập trung phương tiện để phản đối trạm thu phí Bờ Đậu trong hai ngày qua chủ yếu là xe tải. Từ sáng sớm ngày 30/8, một số xe tải loại từ 1,5 đến 3,5 tấn đã tập trung trên QL3 đoạn gần trạm thu phí Bờ Đậu để dán biểu ngữ. Tuy số lượng xe được dán chỉ trên dưới 10 xe nhưng số lượng người tập trung đi theo xe hoặc tập trung tại trạm thu phí Bờ Đậu lên đến vài trăm người. Với nội dung: “Đề nghị dỡ bỏ trạm thu phí Bờ Đậu”, “Làm BOT ở đâu thu phí ở đó”… sáng 30/4 hơn 10 xe ô tô đã diễu hành qua trạm thu phí BOT dựng trên QL3. Có rất đông cảnh sát trật tự, CSGT tuần tra có mặt tại khu vực trạm. Đoàn xe di chuyển trong trật tự.

Nhà đầu tư lên phương án giảm phí

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Bắc Kạn và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km 75 - Km 100 có tổng chiều dài 65km, trong đó, hợp phần QL3 mới đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc, chiều dài 40km, bề rộng nền đường 12m. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2.700 tỷ đồng, do liên danh Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4) - Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc - Công ty CP ĐTXD&TM Trường Lộc là nhà đầu tư dự án theo hình thức BOT. Sau 2 năm thi công, đến nay dự án đã cơ bản hoàn thành và nhà đầu tư đang triển khai việc thu phí thử nghiệm với mức 35.000 đồng/lượt ô tô dưới 9 chỗ.

Trước việc vị trí đặt trạm cũng như mức phí mà người dân ven QL3 phải đóng quá cao (bằng với đi cả lượt trên cao tốc), gây bức xúc trong dư luận nhân dân, ông Phạm Bình Công, Chủ tịch UBND huyện Phú Lương (Thái Nguyên) cho biết, chính quyền địa phương đã làm việc với nhà đầu tư để đưa ra các giải pháp, trong đó có phương án giảm phí cho phù hợp với điều kiện của người dân địa phương.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Ngô Trọng Nghĩa, Phó Tổng giám đốc Cienco4 cho biết, mức phí 35.000 đồng/lượt mới là dự kiến và thực tế trạm chưa thu phí phương tiện qua lại. Tuy nhiên do bà con và chính quyền địa phương có ý kiến, nên nhà đầu tư đã đề xuất liên Bộ GTVT - Tài chính có phương án giảm phí qua trạm cho phương tiện người dân địa phương. Mức giảm thế nào, sau khi Bộ GTVT có thông báo, nhà đầu tư điều chỉnh cụ thể. Theo ông Nghĩa, hiện dự án đã hoàn thành và trạm thu phí cũng đã lắp đặt xong, sẵn sàng để thu phí khi Bộ GTVT cho ý kiến về phương án phí đối với người dân địa phương.

Tham gia đoàn diễu hành sáng 30/8, anh Toàn - một chủ ô tô tải sống tại làng Bờ Đậu, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương (QL3) cho biết, về nguyên tắc đường BOT xây dựng ở đâu thì đặt trạm thu phí ở đó. Tuy nhiên nhà đầu tư làm cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn lại đặt trạm thu phí trên QL3 để người địa phương không đi đường cao tốc nhưng vẫn phải trả phí BOT hàng chục năm là không được. “Lý do để nhà đầu tư đặt trạm trên QL3, vì đã nâng cấp một đoạn QL này là không thuyết phục. QL3 được đầu tư bằng tiền ngân sách, đường còn tốt, nếu có nâng cấp thì cũng tạo thuận lợi cho phương tiện đi vào cao tốc, phục vụ dự án. Như vậy mà thu của người dân chúng tôi tới 35.000 đồng/lượt bằng đi cả lượt trên cao tốc là quá vô lý” - anh Toàn bức xúc.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.