Ông Ksor Phước bức xúc chuyện ép cung nhục hình tập thể

Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Ảnh: VOV.
Ông Ksor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Ảnh: VOV.
TPO - “Dăm bảy người cùng ép cung nhục hình, tại sao lại có việc làm tập thể như vậy được? Tôi không ngờ lại có chuyện như thế. Người lãnh đạo chỉ huy nếu không đủ năng lực thì đừng bố trí vào việc đó. Làm gì cũng phải có sự chuyên nghiệp của nó”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, ông Ksor Phước nói.

Ngày 10/4, báo cáo kết quả giám sát tình hình oan, sai tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, loại án thường dẫn đến oan chủ yếu là án giết người, cướp tài sản hoặc hiếp dâm, giết người không quả tang mà quá trình điều tra gặp nhiều khó khăn...

Đáng lưu ý, theo ông Hiện còn xảy ra tình trạng một số vụ dùng nhục hình gây hậu quả nghiêm trọng, làm chết người, gây bức xúc trong dư luận. Việc bắt, tạm giữ hình sự còn để xảy ra nhiều trường hợp phải chuyển xử lý hành chính.

Tình trạng tạm giam bị can về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng còn nhiều, nhất là bị can về tội đánh bạc với số tiền nhỏ, gây thương tích nhẹ, vi phạm các quy định về an toàn giao thông…

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, tình trạng oan sai gây ra những hậu quả tác hại kinh hoàng, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân đối với công lý và bản chất của chế độ.

Nguyên nhân được ông Lý chỉ rõ có cả yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó có việc nhận thức chưa đầy đủ về oan sai, nhất là nguyên tắc suy đoán vô tội, hay nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc bào chữa, tự bào chữa.

“Trong suy đoán vô tội, khi thấy ông Chấn ở đó lẽ ra phải nghĩ ông ấy vô tội chứ không phải ông ấy hiếp dâm, hay giết người. Nếu suy nghĩ như vậy đã không có chuyện đi thu thập chứng cứ, dựng hiện trường, rồi không có chuyện dẫn đến oan sai”, ông Lý dẫn dụ.

Trước báo cáo về tình hình oan sai, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước đề nghị Công an, VKS nghiêm túc lắng nghe, làm rõ yếu kém để khắc phục. “Tuy số vụ vi phạm tuy không lớn lắm, nhưng phải hiểu dù chỉ một người cũng rất đáng lưu ý với chúng ta và trách nhiệm của chúng ta, của luật pháp là phải bảo vệ con người”, ông Ksor Phước nói.

Ông Ksor Phước cũng đề nghị phải tăng cường trách nhiệm, thậm chí cách chức những người có liên quan khi để xảy ra oan sai. “Dăm bảy người cùng ép cung nhục hình, tại sao lại có việc làm tập thể như vậy được? Tôi không ngờ lại có chuyện như thế. Người lãnh đạo chỉ huy nếu không đủ năng lực thì đừng bố trí vào việc đó. Làm gì cũng phải có sự chuyên nghiệp”, ông Ksor Phước đề nghị.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, đợt giám sát với chủ đề oan sai lần này chính là việc giám sát đối với cơ quan nhà nước liên quan đến vụ án trong thi hành pháp luật. Cơ quan Tư pháp làm sai, làm oan thì vi phạm Hiến pháp, xâm phạm quyền con người, quyền tự do, công bằng và làm méo mó công lý.

“Tinh thần là không để oan sai đối với người dân. Quyền con người là quan trọng nhất. Nếu quyền con người không được đảm bảo, không được tôn trọng, bảo vệ, cơ quan Tư pháp làm sai, làm người ta oan thì làm sao chúng ta bảo vệ được công lý?

Oan sai hiện vẫn còn. Đã oan đã sai là nghiêm trọng rồi, dù chỉ 1, hay 5 trường hợp thôi cũng phải kết luận còn oan sai”, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu.

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng đề nghị xảy ra oan sai ở đâu thì cơ quan đó, đơn vị đó, người chỉ huy ở đó phải chịu trách nhiệm. “3 năm mà có hơn 260 người chết trong quá trình tạm giam, tạm giữ. Cái đó Công an phải chịu trách nhiệm chứ? Tùy mức độ nặng nhẹ phải xử lý theo quy định pháp luật”, Chủ tịch Quốc hội nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.