Ông lang xứ Mường có biệt tài chữa bệnh bằng thôi miên

Ông lang xứ Mường có biệt tài chữa bệnh bằng thôi miên
Đến vùng đất Thành Công, Thạch Thành, Thanh Hóa, hỏi nhà ông Giang hầu như ai cũng biết. Hơn 30 năm qua, nhiều người gần xa ở vùng đất này đã được vị "thần y" chữa lành bệnh mà không hề tốn kém.

Ông lang xứ Mường có biệt tài chữa bệnh bằng thôi miên

> 'Thần y' ở Bắc Giang chữa sỏi thận bằng lá cây
> Lương y cao 75cm

Đến vùng đất Thành Công, Thạch Thành, Thanh Hóa, hỏi nhà ông Giang hầu như ai cũng biết. Hơn 30 năm qua, nhiều người gần xa ở vùng đất này đã được vị "thần y" chữa lành bệnh mà không hề tốn kém.

Ngôi nhà ngói ba gian của gia đình ông Giang nằm lọt thỏm giữa bãi mía bạt ngàn, trước nhà toàn những cây thuốc quý được ông đem từ rừng về trồng lưu giữ.

hững bệnh nhân đến chữa ở nhà ông Giang đều phải mang theo áo để thầy làm lễ trình lên ông tổ nghề thuốc
Những bệnh nhân đến chữa ở nhà ông Giang đều phải mang theo áo để thầy làm lễ trình lên ông tổ nghề thuốc.

Năm đời làm thuốc

Ông Giang sinh năm 1963, trong một gia đình có truyền thống làm thuốc chữa bệnh lâu đời. Thân sinh của ông là cụ Nguyễn Đình Vân, vốn là một vị lang y nổi tiếng của bản Mường thời xưa. Với đam mê nghề thuốc, ông Giang đã được người cha truyền lại cho phương thuốc chữa bệnh hóc xương, khóc dạ đề, bệnh trĩ, dòi da ở trâu, bò.

Đây là bài thuốc gia truyền của dòng họ Nguyễn Đình người dân tộc Mường, đến đời ông Giang đã là đời thứ 5 làm nghề. Điều đặc biệt ở tài chữa bệnh của "thần y" này là rất ít khi dùng đến những bài thuốc phức tạp, chỉ cần thôi miên, thổi, bổ, hà hơi là khỏi.

"Gia đình tôi rất đông anh em, nhưng cha tôi quyết định chỉ truyền nghề thuốc cho tôi và một người chị gái. Khi lên 14 tuổi tôi đã học thuộc các bài thuốc của cha. Trước khi mất, thầy dặn hai chị em nghề này chỉ truyền cho những người trong dòng họ và không được phép truyền cho người ngoài dù người đó là ai. Học nghề này không khó nhưng quan trọng phải có đạo đức tốt, coi người bệnh như người thân trong nhà. Từ đó, chị em tôi vẫn tiếp tục duy trì để những bài thuốc của cha không bị thất truyền", ông Giang kể.

Hiện ông Giang đang làm Phó chủ tịch Hội Đông y xã Thành Công. Khi đã được Hội Đông y xã công nhận khám chữa bệnh, ông Giang liên tục tham gia các cuộc tập huấn trên huyện, tỉnh và tự tìm đọc sách vở, tài liệu về y học để nghiên cứu, sáng chế ra các bài thuốc mới, học hỏi cách chữa bệnh của các thầy lang khác trong bản.

Ông Giang không ngần ngại chia sẻ về phương thức chữa bệnh lạ kỳ của gia tộc: Những người đến nhờ ông chữa bệnh thường phải mang theo miếng trầu, nắm muối, con dao hoặc chiếc áo để làm lễ, báo cáo với ông tổ nghề thuốc. Sau khi làm lễ xong, ông Giang cầm bát nước, con dao hoặc nắm muối hà hơi, đọc câu thần chú rồi thổi lần lượt vào những vết thương của người bệnh.

"Những bệnh nhân ở xa, sau khi làm lễ xong, tôi đưa cho họ chai nước hoặc nắm muối đã niệm chú rồi hướng dẫn họ về nhà làm đúng theo quy trình. Chỉ cần sai sót một thủ tục, bệnh cũng không khỏi. Một điều tối kỵ nữa là khi mang thuốc về người bệnh không được đi qua dây phơi.

Bệnh nặng thì điều trị trong vòng 3 tháng, còn nhẹ thì chỉ trong một tuần là khỏi", ông Giang cho biết. Theo hướng dẫn của ông Giang, bệnh nhân dùng nước hay nắm muối đã niệm chú rắc quanh nhà hoặc uống trực tiếp sẽ có tác dụng giữ cho chất độc không bị phát tán. Miếng trầu thổi trực tiếp vào vết thương sẽ mau chóng lành.

Cách chữa bệnh khó lý giải

Với từng bài thuốc gia truyền, ông Giang đều có những câu thần chú khác nhau. Đặc biệt khi đọc thần chú, không được đọc thành tiếng mà phải đọc một hơi nếu không thuốc sẽ không linh nghiệm. Chìa khóa của mỗi bài thuốc nằm ở câu thần chú bí ẩn này.

Gần 40 năm chữa bệnh, ông Giang không nhớ nổi mình đã chữa khỏi cho biết bao nhiêu người. Cho đến bây giờ ông Giang vẫn còn nhớ như in trường hợp đầu tiên ông chưa khi mới vào nghề, năm ông 14 tuổi. Ông kể: Năm 1978, gia đình ông Nguyễn Đình Quán (thôn Đồng Chư) có nhờ ông chữa trị cho một con trâu bị bệnh dòi da (trâu bỏ ăn, khắp người bị dòi đục lở loét, chảy mủ tanh, không đi lại được). Lúc đó, Ban chủ nhiệm Hợp tác xã đã ký giấy "sát sinh".

Ông Quán thương con trâu bèn chạy hết bản này đến bản khác nhờ người chữa trị nhưng đều không khỏi. Cuối cùng, ông chạy tới nhà thầy Giang cầu cứu. Bắt đúng bệnh của con trâu, sau khi làm lễ xong, ông Giang múc một chén nước lã, rồi hà hơi, đọc câu thần chú dài vào chén nước rồi mang cho trâu uống.

Sau đó, dùng miếng trầu thổi trực tiếp lên vết thương của con trâu, tiếp đến ông còn lấy một số lá mát, giã nhỏ rồi đắp trực tiếp lên vết thương. Chỉ trong vòng hơn 1 tuần, vết thương trên thân con trâu đã khô và khỏi hẳn. Từ đó, mỗi khi trong làng trâu, bò có bệnh tật gì người dân đều tìm đến ông Giang nhờ chữa.

Theo những người dân trong bản, ông Giang còn nức tiếng vùng này với bài thuốc chữa trẻ khóc dạ đề. Theo Đông y, khóc dạ đề là hiện tượng khóc đêm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Mỗi khi đêm đến, trẻ trăn trở khó chịu, không ngủ yên, thậm chí là khóc thét, tím tái cơ thể. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ lè nhè khóc suốt cả đêm. Khi trời sáng trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ.

Ông Giang kể cho chúng tôi nghe một trường hợp mới được ông chữa khỏi. Đó là bé Vi Thảo Nguyên ở thôn Tiên Hương (xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) có hiện tượng khóc dạ đề. Mới sinh ra được 4 tháng nhưng đêm nào cũng vậy, cứ đúng mười giờ đêm trở đi là bé Nguyên tự dưng khóc ngặt nghẽo, tím tái hết người thậm chí là ngất lịm. Cả gia đình bé Nguyên đều làm trong ngành y nhưng không tài nào chữa được.

Cuối cùng, nhờ người quen giới thiệu, gia đình đưa bé đến nhà ông Giang. Cũng như những trường hợp khác, sau khi làm lễ xong, ông Giang đưa một chai nước nhỏ cho gia đình bé Nguyên. Ông dặn dò kỹ lưỡng khi nào thấy cháu có biểu hiện quấy khóc, chỉ cần lấy một ít nước chấm vào môi, rẩy vào người. Một tuần sau, gia đình cháu bé mừng quay lại vui mừng thông báo cháu Nguyên không còn quấy khóc nữa.

Ông Giang cũng thành thật cho biết, dù đã mấy chục năm làm nghề nhưng khi có người hỏi tại sao chén nước, nắm muối, miếng trầu hay câu thần chú lại có tác dụng kỳ bí đến vậy, chính ông cũng không thể lý giải tường tận được. Theo ông, người bệnh khỏi được một phần nhờ họ đã tin vào việc vết thương sẽ khỏi khi được ông điều trị. Ngoài ra, còn có yếu tố "phép thuật" lúc ông làm lễ cho người bệnh.

Lần theo cuốn sổ ghi chép những bệnh nhân từng được ông Giang chữa trị, chúng tôi tìm đến nhà cô Bùi Thị Thủy (46 tuổi) người cùng thôn. Cô Thủy cho biết: "Năm 2010, con trai tôi là cháu Nguyễn Đình Mạnh có triệu chứng của hiện tượng khóc dạ đề. Lúc đó cháu mới 3 tháng tuổi, nhưng đêm nào cháu cũng quấy khóc khàn tiếng, thi thoảng ngất lịm. Không yên lòng, vợ chồng tôi ôm con đến nhờ thầy Giang chữa. Trước khi tới nhà thầy, tôi có mang theo một chiếc áo để thầy làm lễ.

Thầy Giang chữa cho bé Mạnh bằng cách lấy chén nước đã niệm chú rồi chấm lên môi, rẩy lên khắp người. Chỉ một buổi đến nhà thầy, từ hôm sau cháu không còn khóc nữa. Chiếc áo của cháu Mạnh hiện tôi vẫn gửi ở nhà thầy, nhờ thầy giữ vía một năm nữa thì lấy về. Nay cháu Mạnh đã lên 3 tuổi, trộm vía dạo này không quấy khóc, không làm nũng gia đình nữa".

Hơn 30 năm làm nghề bốc thuốc, chữa bệnh, ông Giang chưa bao giờ đòi hỏi người bệnh phải đặt tiền, đặt lễ khi chữa. "Tôi chữa bệnh chỉ vì cứu người là chính, chữa khỏi thì tùy tâm người bệnh tạ lễ. Trước đây, có gia đình từng ăn ở, chữa trị ở nhà tôi hàng tháng trời nhưng tôi không lấy một đồng tiền nào. Khỏi bệnh họ chỉ cám ơn tôi một câu là tôi vui rồi. Thấy gia đình họ nghèo mình cũng tội", ông Giang chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Quyến, Chủ tịch Hội Đông y xã Thành Công (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) xác nhận: "Đúng là gia đình ông Nguyễn Đình Giang có chữa bệnh bằng phương pháp thôi miên, thổi, bổ hà. Đó là bài thuốc gia truyền của gia đình ông. Những bài thuốc này chữa bệnh rất hiệu quả cho người dân trong bản và các nơi khác đến chữa.

Theo tôi cách chữa bằng phương pháp đọc thần chú, thổi, hà hơi là cách chữa mẹo, có yếu tố tâm linh, có thể có cả yếu tố phép thuật của người Mường xưa. Tôi cũng đã có lần nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp chữa mẹo của người dân tộc xưa, trong đó có cách chữa bằng phương pháp thổi, bổ, hà hơi. Hiện rất nhiều hội viên hội đông y trong xã cũng đang sử dụng cách chữa bệnh bằng phương pháp này".

Ông Vi Văn Hữu (ông nội cháu Vi Thảo Nguyên ở thôn Tiên Hương) trước là bác sĩ nội khoa của Đại học Y Thái Bình, hiện đang công tác ở Trung tâm Y tế huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) cho biết: "Tôi còn nhớ, cách đây hai tháng cháu Nguyên mắc chứng khóc dạ đề. Tôi thử một số bài thuốc Đông y kết hợp với Tây y nhưng không khỏi, nên có nhờ ông Giang chữa trị. Lúc đầu tôi cũng không tin việc chữa bệnh của ông ấy nhưng khi thấy cháu được chữa khỏi tôi mới tin. Sau đó, tôi cũng có trao đổi với một số đồng nghiệp bên ngành y nhưng chưa ai lý giải được điều này".

Theo Lao động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.