Ông Lê Huy Ngọ: Nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua những 'cú sốc'

TP - Theo ông Lê Huy Ngọ, nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua những “cú sốc”, đặc biệt là từ biến đổi khí hậu để đứng vững và vươn lên mạnh mẽ như hiện nay.

“Chúng ta vượt qua nhiều cú sốc để vươn lên mạnh mẽ là vì đã định hướng nền nông nghiệp theo cơ chế thị trường, lấy cơ chế thị trường định hướng cho sản xuất. Còn theo quy hoạch này, kia, nói dạy dỗ nhau để giàu là không phải đâu. Nếu không bám sát thị trường, thì một nền kinh tế như chúng ta sẽ gặp khó”- Nguyên Bộ trưởng NN&PTNT Lê Huy Ngọ chia sẻ dịp tổng kết về 10 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 về “Tam nông”

Theo ông Lê Huy Ngọ, nông nghiệp Việt Nam đã vượt qua những “cú sốc”, đặc biệt là từ biến đổi khí hậu để đứng vững và vươn lên mạnh mẽ như hiện nay. “Chúng ta chống chủ nghĩa thành tích, nhưng cũng phải làm rõ việc vượt qua thách thức thế nào để làm tiếp”- ông Ngọ nói đồng thời cho rằng, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp vừa rồi chính là “cuộc hò hẹn” lịch sử khi gắn với xây dựng NTM. Trên 40% số xã đạt tiêu chuẩn NTM. Đây là cơ sở xã hội, đặc biệt là hạ tầng, hỗ trợ rất lớn cho tái cơ cấu nông nghiệp. 

Theo nguyên bộ trưởng NN&PTNT, nghị quyết “Tam nông”, có thể gọi là phương tiện để đạt tới một nền nông nghiệp công nghiệp, hiện đại, bền vững, nhưng sự đóng của công nghiệp hóa là chưa rõ. Ông cho rằng, nông dân cần cù, chịu khó, thế nhưng trong quá trình tái cơ cấu, năng suất lao động còn thấp hơn cả Lào, chỉ đạt bình quân có 35,5 triệu đồng/người năm (năm 2017), thu nhập bình quân của cư dân nông thôn cũng chỉ mới 32 triệu đồng/năm… “Nếu tái cơ cấu mà vẫn báo cáo nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó thì tái cơ cấu ấy vẫn giậm chân tại chỗ”- ông Ngọ phân tích.

Ông Ngọ cũng băn khoăn, cái mắc mớ nhất khi đặt ra mà chưa làm được là việc chúng ta tái cơ cấu theo cơ chế thị trường thì chính sách cũng phải theo cơ chế thị trường. “Đất đai- nguồn lực lớn nhất của Nhà nước, của nông dân đã theo cơ chế thị trường chưa, mà quyết định thu hồi, nông dân chưa được thảo luận…Tôi về nhà tôi, họ thu hồi cũng chỉ trả 500 nghìn đồng/m2 thôi, mình nói cũng không thấm gì. Với mức giá đó, làm thế nào để nông dân có thể trang trải khi nhường lại đất? Tiền đó, chỉ làm lại cái nhà thôi, không có tiền tích lũy, hay làm nghề khác được”, ông Ngọ nói và cho rằng, tái cơ cấu nào cũng phải đưa ra được mô hình mới, mô hình đó phải đại diện cho việc phát triển khoa học công nghệ tiên tiến. Ví dụ như phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao ở Lâm Đồng, Hà Nội, TPHCM..

Nói về thu hút nguồn lực cho “Tam nông”, ông Ngọ cho rằng, gần đây, nhiều nhà khoa học, sinh viên, DN trở về nông thôn không hẳn chỉ vì lợi nhuận, vì họ thấy đó là một cuộc sống xanh, chất lượng tốt. 

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.