Phá thế độc quyền viễn thông

Phá thế độc quyền viễn thông
TP - Dự thảo Luật Viễn thông trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) hôm qua (11/8) đã được các thành viên UBTVQH thảo luận, cho ý kiến về các vấn đề liên quan hạ tầng mạng, thị trường cạnh tranh và nhất là vấn đề cơ quan nào quản lý lĩnh vực này.
Phá thế độc quyền viễn thông ảnh 1
Cột tháp viễn thông ở khu vực Vân Hồ, Hà Nội.
Ảnh: Phạm Yên

Theo Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội (UBKHCN&MT), trong quá trình soạn thảo luật, có ý kiến cho rằng, “Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông để cho các doanh nghiệp thuê lại”.

Tuy nhiên, Thường trực UBKHCN&MT và ban soạn thảo thấy rằng cần thúc đẩy, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh dịch vụ viễn thông theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt nên cho phép mọi thành phần  kinh tế tham gia cung cấp hạ tầng mạng.

Đồng thời, ban soạn thảo cũng cho rằng, việc chỉ cho các doanh nghiệp (DN) nhà nước xây dựng hạ tầng mạng sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư và tăng rủi ro kinh doanh vốn nhà nước, dẫn đến nguy cơ hình thành một siêu doanh nghiệp nhà nước, trở thành DN độc quyền.

“Vì vậy, dự thảo Luật không nhất thiết quy định Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông để cho các DN thuê lại”-ban soạn thảo nhận định.

Góp ý dự thảo luật, có ý kiến đề nghị cần chỉnh sửa các quy định  nhằm phát triển dịch vụ viễn thông, tránh tập trung kinh tế dẫn đến độc quyền. Tại dự thảo cũng đưa ra một số quy định chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đáng lưu ý, dự thảo quy định yêu cầu các DN nắm giữ phương tiện viễn thông thiết yếu, DN thống lĩnh thị trường phải thực hiện chế độ thống kê, kế toán riêng đối với dịch vụ thống lĩnh thị trường, xác định đúng giá thành dịch vụ viễn thông.

Sẽ có cơ quan quản lý chuyên ngành viễn thông

Theo dự luật, sẽ hình thành một cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý lĩnh vực hoạt động viễn thông. Cơ quan này vừa có chức năng tham mưu, đồng thời trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động viễn thông.

Quy định đã gây tranh cãi ngay trong các thành viên UBTVQH. Theo ban soạn thảo, hầu hết các nước thành viên Liên minh Viễn thông Quốc tế đều hình thành cơ quan quản lý chuyên ngành. Dự thảo luật quy định, cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông ngoài chức năng tham mưu sẽ chủ trì thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quy hoạch phát triển viễn thông, trực tiếp cấp, đình chỉ, thu hồi các giấy phép viễn thông, quản lý giá cước, phí, lệ phí dịch vụ viễn thông...

“Sao lại có một anh nằm trong bộ nhưng lại có thẩm quyền của bộ, như vậy là lẫn lộn chức năng tham mưu với quản lý, không minh bạch “- Ông Trần Thế Vượng, Trưởng ban Dân nguyện, nói. 

Nhưng theo Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, bộ là cơ quan  giúp Chính phủ quản lý thống nhất lĩnh vực này, nhưng không có nghĩa đó phải là bộ trưởng. Phải có một bộ máy, một cơ quan tổ chức thực hiện chức năng đó giúp bộ. Cơ quan này khi được hình thành có thể sẽ là Cục Quản lý Viễn thông- Cục này có hai chức năng là tham mưu cho bộ trưởng và trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực viễn thông.

Dự luật tiếp tục được chỉnh sửa, hoàn thiện trong thời gian tới.

Ngày hôm qua, UBTVQH cũng thảo luận cho ý kiến về các Dự án Luật: Tần số vô tuyến điện, Luật Cơ yếu và Luật Khám, chữa bệnh.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.