Phó Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim:

Phản biện xã hội sẽ ngày càng cụ thể

Phản biện xã hội sẽ ngày càng cụ thể
TP - Ủy viên T.Ư Đảng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban T.Ư MTTQVN Vũ Trọng Kim khẳng định, việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác mặt trận nhiệm kỳ tới.
Phản biện xã hội sẽ ngày càng cụ thể ảnh 1
Ông Vũ Trọng Kim - Ảnh: Minh Tuấn

Ông Vũ Trọng Kim đã có buổi trao đổi với Tiền Phong về Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN).

Theo ông Vũ Trọng Kim, hiện MTTQVN các cấp vẫn đang tiến hành phản biện xã hội bằng cách góp ý vào các văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản có tính chất quyết định điều chỉnh các quan hệ xã hội của UBND, HĐND các cấp.

MTTQ tham gia vào quá trình soạn thảo và làm sao để các văn bản ra đời đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, phát huy được quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Trong những trường hợp cụ thể, MTTQ lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân mà cơ quan Đảng, Nhà nước yêu cầu. Điều này thể hiện rất rõ ở quy định về dân chủ ở xã, phường, thị trấn, làm cho người dân phát huy quyền dân chủ của mình. Sau khi chủ trương đã ban hành, MTTQ sẽ giám sát thực hiện.

Ngoài ra, đại biểu cho MTTQ ở các cấp còn có ý kiến góp ý về chủ trương chính sách của Nhà nước hoặc các bộ, ngành.

Chính phủ cũng đã ban hành quy định để Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (thành viên MTTQVN) thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Hoạt động này đã đóng góp rất hiệu quả vào công việc của Chính phủ, của Nhà nước. Ví dụ như tham gia góp ý cho dự án Thủy điện Sơn La. Đoàn TNCS HCM, công đoàn và nhiều tổ chức thành viên khác qua hoạt động của mình đã tham gia nhiều vào việc phản biện xã hội theo chức năng chuyên môn của mình nhằm tránh sự chồng lấn, tăng hiệu quả.

Không ít ý kiến cho rằng, hiệu quả hoạt động phản biện còn hạn chế; cơ chế phản biện, giám sát còn nặng hình thức, phản biện mà không có người tiếp thu, thưa ông?

Đại hội sẽ có 1.300 đại biểu chính thức và khách mời.

Đại biểu là người Việt Nam ở nước ngoài có 41 người; đại biểu là người dân tộc thiểu số 262 người; đại biểu là tín đồ và chức sắc tôn giáo 160 người; đại biểu là người ngoài Đảng 479 người chiếm tỷ lệ 48,43 phần trăm; đại biểu là các nhà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế 60 người; đại biểu cao tuổi nhất 92 tuổi (hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo VN); đại biểu trẻ nhất 19 tuổi (bà Vũ Thị Xưa, dân tộc Pà Thẻn, Bí thư chi đoàn Thanh niên thôn Nặm O, xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, Hà Giang)...

Tình trạng đó là có, nhưng không phải phổ biến! Vấn đề này sẽ được thể chế hóa cụ thể trong thời gian tới đây. Nhất là mối quan hệ giữa bên phản biện và bên nhận ý kiến phản biện; thời gian trả lời, giải thích, trình tự tiếp thu.

Ví dụ, nhân dân có ý kiến về dự án này, vấn đề kia thì cơ quan chuyên môn phải trả lời, giải thích về những vấn đề mà người dân còn tranh luận, còn thắc mắc.

Như vậy, phản biện xã hội sẽ làm tăng thêm tính dân chủ, đồng thuận hơn mà thôi chứ không có gì làm khó dễ cả.

Tuy nhiên, việc thực hiện còn chưa tốt vì quy định, chế tài vẫn chưa chặt chẽ để đảm bảo có bên nói và có bên nghe, có tiếp thu. Trong giám sát, phản biện cũng phải đảm bảo yếu tố văn hóa truyền thống, tôn trọng lẫn nhau, vì quyền lợi của cộng đồng, hết sức tránh cực đoan, bài xích lẫn nhau...

Vậy thưa ông, tại nhiệm kỳ tới đây, vấn đề giám sát, phản biện xã hội được đặt ra như thế nào trong hoạt động của MTTQVN các cấp?

Xã hội ta càng ngày càng cần được phát huy dân chủ hơn nữa mà giám sát và phản biện xã hội ngày càng phải được cụ thể hóa thêm những quy định của Đảng, của pháp luật.

Làm sao người góp ý cũng biết cách góp ý theo phương pháp nào, người tiếp thu cũng biết tiếp nhận theo cách nào tốt nhất, con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất. Các cơ quan chức năng đang soạn thảo, nghiên cứu quy trình cụ thể cho các vấn đề này.

Đây là việc làm bình thường, tự nhiên và từng bước theo năng lực làm chủ của người dân. Trình độ văn hóa của người dân càng cao đòi hỏi về phản biện càng lớn. Đây là chuyện rất bình thường của người dân thực hiện quyền công dân của mình.

Để thực hiện giám sát, phản biện tốt đòi hỏi người cán bộ mặt trận phải am hiểu pháp luật, am hiểu về tổ chức và hoạt động của mặt trận, phải gần dân, sâu sát với cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân. Người cán bộ phải biết lắng nghe, giải thích cho dân hiểu.

Những vấn đề vượt quá khả năng của cán bộ mặt trận thì mới lựa chọn để gửi lên các cơ quan Đảng, Nhà nước. Tức là phải có sự chắt lọc các ý kiến.

Cảm ơn ông.

Minh Tuấn
thực hiện

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.