Phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc sớm trở thành thành phố trực thuộc TƯ

Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh Như Ý.
Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị phát biểu chỉ đạo Đại hội. Ảnh Như Ý.
TPO - Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị đánh giá cao những kết quả Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được trong những năm qua; đồng thời mong muốn Vĩnh Phúc phát triển vượt bậc trong thời gian tới. 

Ngày 15/10, tỉnh Vĩnh Phúc đã khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. 

Tham dự Đại hội có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Chủ nhiệm UBKT T.Ư Ngô Văn Dụ; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh; Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường… và 348 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 63.000 đảng viên toàn Đảng bộ tỉnh.

Khai mạc Đại hội, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan nêu rõ: Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2010 – 2015; bàn và quyết định mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 2015 – 2020; Thảo luận, góp ý vào dự thảo các văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng; Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020; Bầu Đoàn đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

“Với tinh thần dân chủ, trí tuệ, đoàn kết, đổi mới và phát triển bền vững, mỗi đồng chí đại biểu tham dự Đại hội cần ý thức được vinh dự và trách nhiệm to lớn của mình, làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao, vì sự thành công của Đại hội, vì sự phát triển giàu mạnh, phồn vinh của quê hương Vĩnh Phúc”, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan đề nghị.

Trình bày báo cáo chính trị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XIII Nguyễn Thế Trường khẳng định, trong nhiệm kỳ qua, mặc dù có rất nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển. Sản xuất công nghiệp khẳng định là nền tảng của nền kinh tế; các ngành dịch vụ phát triển, dịch vụ du lịch có nhiều khởi sắc; nông, lâm nghiệp, thủy sản ổn định.

Tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 6,36%/năm. Tổng sản phẩm địa phương năm 2015 tăng 1,63 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; đến nay, công nghiệp - xây dựng chiếm 62,12%; dịch vụ chiếm 28,11% và nông, lâm nghiệp, thuỷ sản còn 9,77%. Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng bình quân 8,1%/năm. Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) bình quân đầu người đến năm 2015 ước đạt 67,1 triệu đồng, gấp 1,56 lần so với năm 2010.

Mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân được Vĩnh Phúc đặt ra là 7 – 7,5%/năm. Trong đó, công nghiệp – xây dựng tăng 7,0-7,5%/năm, dịch vụ tăng 10,5-11,0%/năm, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,5- 4,0%/năm. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020: Công nghiệp – xây dựng 61,5%, dịch vụ 31,4%, nông, lâm nghiệp, thủy sản 7,1%.

Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GRDP hằng năm đạt 22-23%, năm 2020 thu ngân sách nhà nước khoảng 26.500-27.000 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 110 triệu đồng, tương đương khoảng 4.800 - 5.000 USD. Giải quyết việc làm bình quân đạt 19 – 20 nghìn lao động/năm. Tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm bình quân giảm 1,0 – 1,5%/năm (theo chuẩn mới giai đoạn 2016-2020). Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên bình quân hằng năm đạt 95%....

Phấn đấu xây dựng Vĩnh Phúc sớm trở thành thành phố trực thuộc TƯ ảnh 1

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu khai mạc Đại hội. Ảnh Như Ý.

Trong nhiệm kỳ 2015- 2020, Đảng bộ tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển nhanh, bền vững; tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch; xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại.

  

Tỉnh cũng phấn đấu tập trung phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới. Tăng cường quản lý tài nguyên, nhất là tài nguyên đất. Thực hiện tốt việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển mạng lưới y tế đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, nâng cao chất lượng dân số của tỉnh…

Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, thay mặt Bộ Chính trị, ông Phạm Quang Nghị đánh giá cao những kết quả Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được trong những năm qua. Bên cạnh đó, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị cũng lưu ý một số hạn chế, vướng mắc của tỉnh cần khắc phục trong thời gian tới.

Cơ bản đồng tình với báo cáo chính trị trình Đại hội, ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh: Vĩnh Phúc là tỉnh cửa ngõ thủ đô, cần hoàn thiện cơ chế chính sách, tạo thuận lợi hơn nữa để thu hút đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ. Tập trung phát triển phụ trợ và các dịch vụ công, khai thác các tiềm năng lợi thế phát triển dịch vụ du lịch.

Vĩnh Phúc cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Cần có chính sách tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước, trước hết là thị trường thủ đô Hà Nội; Làm tốt công tác y tế, chăm lo và bảo vệ sức khỏe nhân dân, giải quyết tốt những vấn đề bức xúc nảy sinh trong quá trình phát triển…

Vĩnh Phúc cần quan tâm làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng, thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4, gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có đức có tài, đủ sức hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao…

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.