Phần lớn diện tích rừng còn lại là rừng nghèo, và nghèo kiệt

TS. Cao Thị Lý
TS. Cao Thị Lý
TPO - Đó là thông tin khiến diễn đàn nóng lên trong hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia ngành lâm nghiệp, do Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới phối hợp với Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo “Luật lâm nghiệp và nghị định hướng dẫn thi hành luật ở khu vực Tây Nguyên” , tại TP Plei Ku tỉnh Gia Lai, ngày 4/5/2018.

Trong sự kiện này, Tổng cục Lâm nghiệp phổ biến luật lâm nghiệp đã được Quốc hội qua vào ngày 15/11/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019. Qua đó, tham vấn ý kiến của các cơ quan, ban ngành liên quan ở Tây Nguyên để cân nhắc chỉnh sửa, bổ sung cho dự thảo Nghị định thi hành luật.

Theo báo của Viện điều tra quy hoạch rừng năm 2017, hiện trong tổng diện tích rừng tự nhiên của cả nước có tới 66,8% là rừng nghèo và nghèo kiệt.

Để luật sớm đi vào thực hiện, Ban soạn thảo Nghị định thuộc Bộ NN&PTNT đã xây dựng một số dự thảo nghị định và thông tư dưới luật. Việc phổ biến luật và tham vấn ý kiến của các bên liên quan đối với dự thảo Nghị định sẽ góp phần đảm bảo tính công khai, và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, các cá nhân liên quan, đồng thời giúp các nhà làm luật tiếp thu ý kiến của các bên, nhờ đó sẽ có cái nhìn toàn diện và khách quan trong quá trình xây dựng các văn bản dưới luật. 

Theo TS. Cao Thị Lý- Khoa Nông Lâm nghiệp, trường Đại học Tây Nguyên, tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở 4 tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông đang rất "nóng", thể hiện nhu cầu sớm được thực thi, áp dụng Luật mới để ngăn chặn và xử lý tình trạng xâm canh đất lâm nghiệp trái phép, giải quyết các trường hợp chiếm dụng đất lâm nghiệp, kiểm soát tình trạng dân di cư tự do mua bán, sang nhượng đất đai trái phép ở địa phương, đặc biệt đối với các vùng canh tác của đồng bào thiểu số tại chỗ.

MỚI - NÓNG