Phát biểu của tướng công an: Lạm quyền, không đúng quy định?

Quy định của Pháp luật không cấm người dân yêu cầu được xem kế hoạch của CSGT. Ảnh: Anh Trọng.
Quy định của Pháp luật không cấm người dân yêu cầu được xem kế hoạch của CSGT. Ảnh: Anh Trọng.
TPO - Những ngày qua dư luận nhân dân có nhiều ý kiến phản ứng với phát biểu của Cục trưởng Cục CSGT (C67 - Bộ Công an) - thiếu tướng Trần Sơn Hà khi cho rằng “Người dân không có quyền kiểm tra kế hoạch của CSGT”. Các luật sư, cán bộ pháp lý bày tỏ quan điểm, đây là phát biểu lạm quyền và không đúng quy định.

Người dân chống lại phải cưỡng chế

Giữa tuần qua, khi được mời đến dự cuộc họp và phát biểu tại Phòng CSGT Hà Nội, thiếu tướng Trần Sơn Hà cho rằng, trong trường hợp người dân yêu cầu cảnh sát xuất trình kế hoạch xử lý vi phạm, tem kiểm định máy bắn tốc độ thì CSGT không phải xuất trình gì cả. 

Theo ông Hà, việc CSGT ra đường xử lý vi phạm đã được các cấp có thẩm quyền cho phép. “Tôi là cảnh sát, tôi ra đường được cấp có thẩm quyền phân công, được pháp luật cho phép, ngực của CSGT làm nhiệm vụ có số hiệu. Nhưng có người dân lại hỏi, anh ra đường có kế hoạch không. Làm gì có cái quyền ấy”, ông Hà phát biểu. 

Trước khi có phát biểu gây phản ứng trên, năm 2013 khi còn là Phó Cục trưởng C67, ông Trần Sơn Hà từng ký ban hành văn bản “Cấm người dân quay phim, chụp ảnh CSGT làm nhiệm vụ”. Văn bản sau đó đã bị Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) nhận xét có nhiều điểm sai trái, không đúng quy định của pháp luật và vượt quyền. Sau gần 1 tuần ban bành, Cục trưởng C67 thời điểm đó đã ký quyết định huỷ văn bản trên.

Trường hợp CSGT làm nhiệm vụ trên đường mà gặp những tình huống trên, người đứng đầu ngành CSGT cả nước đưa ra hướng giải quyết: “Các đồng chí quán triệt đến cán bộ, chiến sỹ phải có bản lĩnh về nghiệp vụ, người dân chống lại là phải cưỡng chế ngay”.

Cho ý kiến về việc này, nhiều luật sư, cán bộ công tác trên lĩnh vực pháp lý cho rằng, phát biểu của ông Hà không phù hợp với thực tế và đang có biểu hiện làm quyền, tạo ra “vùng cấm” cho CSGT. 

Một số thành viên trong Uỷ Ban các vấn đề của Quốc hội nhấn mạnh, trừ lĩnh vực an ninh, điều tra… không được cung cấp thông tin khi sự việc chưa được xác minh, làm rõ; còn CSGT đảm bảo an toàn, trật tự đi lại trên đường - lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống người dân thì mọi việc phải công khai, minh bạch. 

Dẫn chứng cho những nhận định trên, đại diện Uỷ Ban các vấn đề của Quốc hội nêu Quyết định số 1922 của Bộ trưởng Công an quy định: “Khi tiếp xúc với người tham gia giao thông để kiểm soát và xử lý các vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, cán bộ chiến sĩ Cảnh sát giao thông phải đảm bảo công khai, minh bạch, nghiêm túc, khẩn trương; luôn có ý thức thái độ lịch sự, tôn trọng, không được gây phiền hà cho nhân dân”.

Còn Thông tư số 01/2016, được Bộ Công an ban hành đầu năm nay cũng nêu rõ: “CSGT tuần tra, kiểm soát công khai phải có kế hoạch được trưởng đơn vị phê duyệt”.

Chiều 22/8, cho biết quan điểm về dư luận có ý kiến với phát biểu của mình tại Phòng CSGT Hà Nội vừa qua, thiếu tướng Trần Sơn Hà thông tin với PV Tiền Phong: “Tôi chỉ nói quan điểm của tôi thế thôi, báo đăng đa chiều là việc của người ta”.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.