Phát hiện vụ tàn phá nghiêm trọng rừng đặc dụng gần trạm kiểm lâm

Phát hiện vụ tàn phá nghiêm trọng rừng đặc dụng gần trạm kiểm lâm
TPO - Dù Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Kar (BQL Nam Kar) khẳng định: Bất kỳ ai khai thác rừng đặc dụng mà bị phát hiện đều bị xử lí nghiêm, không bao che! Thế nhưng ...

Cảnh rừng đặc dụng đã và đang bị lấn chiếm, xâm hại nghiêm trọng mà phóng viên Tiền Phong tận mắt thấy, hoàn toàn ngược lại với câu khẳng định đầy cương quyết của ông Nguyễn Văn Nhật giám đốc BQL Nam Kar- một khu bảo tồn thiên nhiên giàu tài nguyên nằm trên địa bàn 2 huyện Lắk và huyện Krông Ana-tỉnh Đắk Lắk.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, tại các tiểu khu qua Trạm kiểm lâm số 8 chỉ vài km, rừng đã và đang bị xâm hại tràn lan.

Theo quan sát của PV, phía trước cổng của Trạm kiểm lâm số 8 có gắn biển: Nghiêm cấm các phương tiện xe cơ giới vào rừng. Nhưng, việc đi qua trạm lại có vẻ dễ dàng hơn cả di chuyển ngoài quốc lộ, chẳng có một cán bộ kiểm lâm nào phát hiện.

Để vào được khu vực rừng đặc dụng tại xã Bình Hoà phải qua Trạm kiểm lâm số 8Để vào được khu vực rừng đặc dụng tại xã Bình Hoà phải qua Trạm kiểm lâm số 8

Thực tế cho thấy: vị trí đốt rừng làm nương rẫy và huỷ hoại rừng chỉ cách Trạm kiểm lâm số 8 khoảng hơn 1km. Lửa tại khu rừng bùng cháy, khiến cho cả đồi le bốc cháy  ngùn ngụt, tiếng nổ vang lên cả một vùng rộng.

Một cánh rừng bị đốt chỉ cách trạm kiểm lâm số 8 chừng 1 kmMột cánh rừng đang bị đốt chỉ cách trạm kiểm lâm số 8 chừng 1 km

Tại tiểu khu 1023, diện tích khoảng 3 ha bị đốt trụi, nhiều cây gỗ lớn bị đốn hạ, để lấy lâm sản. Sau khi chặt cây, lâm tặc đã nguỵ trang bằng cách đốt cháy toàn bộ diện tích phá để tạo hiện trường giả. Gỗ được vận chuyển bằng đường sông rất thuận lợi.

Huỷ hoại rừng tại tiểu khu 1023Huỷ hoại rừng tại tiểu khu 1023

Tại rừng đặc dụng, người dân còn làm nhà để ở, đưa máy múc đào hồ tích nước.

Khi phóng viên phản ánh thực trạng này với lãnh đạo BQL Nam Ka, thì ông Dương Bá Cường – Phó giám đốc BQL Nam Kar khẳng định: khu vực mà PV phản ánh, Ban đã bàn giao cho chính quyền địa phương.

Cũng trả lời về vấn đề trên, ông Nguyễn Văn Nhật – Giám đốc BQL Nam Ka lại cho rằng, khu vực này chưa bàn giao cho chính quyền địa phương. “Chúng tôi thành lập Tạm kiểm lâm số 8 là để ngăn chặn việc lấn chiếm đất rừng, phá rừng. Thế nhưng, việc người dân lấn chiếm rừng làm nương rẫy là có. Nguyên nhân, do lực lượng của chúng tôi rất mỏng, vị trí kiểm soát cách xa, đường đi lại rất khó khăn”, ông Nhật nói.

Còn vụ việc huỷ hoại rừng tại tiểu khu 1023, ông Nhật chưa nắm được, nhưng nói sẽ cho xác minh.

Tiền Phong sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc quá trình xử lý vụ xâm hại rừng nghiêm trọng vừa được phát hiện này.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Tiền Phong ghi nhận được về vụ huỷ hoại rừng đặc dụng, đốt rừng làm nương rẫy trong lâm phần rừng đặc dụng do BQL Nam Kar quản lý.

Đường vào rừng đặc dụng của BQL Nam Ka tại xã Bình HoàĐường vào rừng đặc dụng của BQL Nam Kar tại xã Bình Hoà
 
Gỗ rừng sau khi bị khai thác được tập kết bên bờ ruộngGỗ rừng sau khi bị khai thác được tập kết bên bờ ruộng
 
Vết cắt gỗ còn mớiVết cắt gỗ còn mới
 
Múc hồ tích nước trong rừng đặc dụngMúc hồ tích nước trong rừng đặc dụng
 
Nhà dân lấn chiếm dựng trong rừng đặc dụngNhà dân lấn chiếm dựng trong rừng đặc dụng
 
Nhiều diện tích trong rừng đặc dụng bị lấn chiếmNhiều diện tích trong rừng đặc dụng đã bị lấn chiếm, chặt hết cây rừng và biến thành đất rẫy
 
Một diện tích há lớn tại tiểu khu 1023 bị cạo trọcMột diện tích khá lớn tại tiểu khu 1023 bị cạo trọc
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.