Tái cơ cấu DNNN:

Phó Thủ tướng phê bình địa phương chậm đổi mới DNNN

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh
TP - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã thẳng thắn phê bình địa phương “kêu ca”, viện lý do chậm trễ trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Chiều 13/11, Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DNNN đã họp đánh giá 10 tháng đầu năm, ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo cho biết: Bên cạnh một số bộ, ngành và địa phương tích cực, có hiệu quả trong hoạt động sắp xếp, cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, vẫn còn một số đơn vị triển khai chưa có kết quả, chưa cổ phần hoá được DN nào, như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; một số địa phương như: Nam Định, Tiền Giang, Bình Dương, Bình Phước, Gia Lai…

Trước việc một số địa phương nêu lý do chậm sắp xếp, đổi mới DNNN, Phó Thủ tướng đề nghị cần nói thẳng khó khăn để cùng bàn bạc giải quyết. Quá trình triển khai gặp vướng mắc cứ báo cáo Chính phủ để tháo gỡ mọi việc sẽ giải quyết nhanh hơn.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, nếu quyết tâm cuối năm nay có thể đạt được 90% kế hoạch cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2011-2015. “Hiện ở một số nơi, đơn vị còn chậm kể cả làm chính sách, như thoái vốn theo lô mất mấy tháng chưa thể triển khai vì khâu thủ tục hành chính”, Phó Thủ tướng nói. Về thoái vốn đầu tư ngoài ngành, người đứng đầu Ban chỉ đạo cho rằng, thoái vốn cần có lộ trình để không thất thoát vốn nhà nước. “Nếu đơn vị nào có vốn ngoài ngành mà càng để càng lỗ, cần bán càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, cần lộ trình, không thoái bằng bất cứ giá nào”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển DN, 10 tháng đầu năm 2015, cả nước thoái được 9.152 tỷ đồng, thu về 13.767 tỷ đồng, bằng 1,5 lần giá trị sổ sách. Trong đó, các lĩnh vực bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng là 4.418 tỷ đồng, thu về 4.956 tỷ đồng, bán phần vốn nhà nước không cần nắm giữ tại các DN khác là 4.734 tỷ đồng thu về 8.811 tỷ đồng.

Tái cơ cấu DNNN đã được đẩy nhanh, nhưng số lượng DN phải thoái vốn trong 2 tháng cuối năm vẫn còn khoảng 20% kế hoạch giai đoạn 2011-2015. Số vốn các tập đoàn, tổng công ty còn phải thoái khỏi các lĩnh vực: Bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, tài chính, ngân hàng từ nay tới cuối năm vẫn còn khoảng 60% tổng số vốn phải thoái.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.