Phụ nữ nghèo không có mùng 8 tháng 3

Phụ nữ nghèo không có mùng 8 tháng 3
TPO - Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, “một nửa thế giới” chìm trong niềm hân hoan được đón nhận hoa, quà tặng, và những  lời chúc tụng từ những người thân yêu. Nhưng thực tế không phải tất cả “một nửa” ấy đều hạnh phúc trong ngày này…
Phụ nữ nghèo không có mùng 8 tháng 3 ảnh 1
Người phụ nữnày đã có thâm niên 20 năm bán hàng rong ở Hà Nội. Ảnh : Hải Ninh .

Rất nhiều phụ nữ nông thôn dạt về Hà Nội kiếm sống. Tất cả chỉ vì miếng cơm manh áo, vì họ đã trở thành trụ cột kinh tế gia đình. Họ bỏ lại nơi quê nhà chồng con và  mẹ già. 

Ngày ấy là của các chị cán bộ thôi…

Sáng 8/3, chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) vẫn nhộn nhịp những người phụ nữ gánh hàng thuê. 

Chị Chu Thị Hồng, quê ở Nam Định, cho biết, từ sáng sớm, chị đã kịp gánh bảy chuyến hàng hoa quả từ xe tải đến các sạp hàng. 

“Ngày nào cũng vậy, chúng tôi  phải dậy từ hai giờ sáng để đón những xe hàng từ miền Nam đổ ra,” chị nói.

Chị Phượng (Hải Dương) tỏ ra ngạc nhiên khi được hỏi về ngày Quốc tế Phụ nữ.  Người phụ nữ nông thôn có nước da ngăm đen, má đầy tàng nhang này cười to: “Chưa bao giờ! Ngày ấy là của các chị là cán bộ, chứ chúng tôi làm gì có.” 

“Nhìn họ mua hoa, tặng hoa cũng thấy thích, nhưng ai tặng mình bây giờ,” chị nói, mắt trũng sâu khi nhìn xuống chiếc áo công nhân nhàu nát đã bạc màu.

Uớc tính bình quân tại khu vực chợ Long Biên có khoảng hơn 500 chị em tham gia đội quân gánh thuê. Số nam giới ít hơn vì hầu hết các chủ sạp hàng nhận thấy gánh lợi hơn vác. Hơn nữa, chị em làm việc chăm chỉ hơn, thật thà hơn và ít vay nợ chủ sạp như các lao động nam.

8/3 của người nghèo

Những người phụ nữ buôn bán ở khu “chợ dép” Mỹ Đình thì lại  tự thưởng cho mình một ngày… đi làm muộn. Phần đông trong số họ là người Nam Định. Ai cũng ngỡ ngàng khi được hỏi về ngày Quốc tế Phụ nữ. Với họ, ngày nào cũng là ngày vất vả.

“Một bông hoa hồng đẹp bây giờ cũng vài ba chục ngàn, chưa kể là được bọc cẩn thận,” một chị tên Nga nói: “Bằng một ngày lao động của chúng tôi đấy. Họ cứ mua tặng nhau cả bó, để vài hôm là héo, phí cả tiền.”

Chị Nguyễn Đình Công, 39 tuổi, quê ở Hưng Yên, bán bún đậu ở chợ Long Biên, cho biết đã có 20 năm bán hàng rong tại Hà Nội, chồng chị cũng  đang bán buôn rau quả về đêm tại chợ này.

Chị cho biết dịp này đang là “mùa làm ăn” của những người bán bún đậu. Nếu may mắn, chị có thể kiếm được chừng một trăm nghìn đồng mỗi ngày.  “Dạo này công an họ đuổi ghê lắm” - chị cười méo mó.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.