Quản lý Internet: Khách vô tư, chủ nghe ngóng...

Quản lý Internet: Khách vô tư, chủ nghe ngóng...
(TPO)Thông tư liên tịch về quản lý đại lý Internet được ký kết chiều 14/7, nhưng đến ngày 19/7, nhiều địa điểm kinh doanh Internet trên địa bàn Hà Nội, đều tỏ ra thờ ơ thậm chí không biết hoặc… không quan tâm đến việc này.

Một chủ quán trả lời thẳng thắn “Tôi không biết gì về qui định này cả”. Khi được hỏi “Nếu trẻ em dưới 14 tuổi vào quán mà không có người đi kèm thì thì sao?”,  “Kể cả trẻ em một tuổi cùng được!”.

Ở một số địa điểm kinh doanh khác, chủ quán net tỏ ra có trách nhiệm hơn nhưng cũng vẫn theo kiểu “thế nào cùng được”. Chị Nguyễn Thị Thu Hiền – chủ cửa hàng ở 182 Lương Thế Vinh chậm rãi đáp “Nếu các cửa hàng khác tuân thủ thì tôi cũng sẵn sàng còn nếu không thì tôi lỗ vốn mất…".

Chị còn giải thích thêm về những phiền toái mà qui định này đưa ra. Nào là: không thể kiểm tra được tất cả CMT của khách hàng, rồi thì chuyện phụ huynh đi kèm là rất khó khăn cho cửa hàng trong việc sắp xếp chỗ ngồi … Đó cũng là tâm lí chung của hầu hết các chủ cửa hàng.

Ở những nơi “ngoài vùng phủ sóng” hầu như không hề có một phản ứng nào từ phía chủ cửa hàng. Chủ một quán net ở làng Đình Thôn - Mỹ Đình - Từ Liêm tỏ ra rất ngạc nhiên trước câu chuyện này và chỉ tay vào bên trong khi có không dưới mười học sinh cấp I đang ngồi “bắn” Gunbound.

Tại một điểm truy cập Internet dành cho người nước ngoài ở 65 Hàng Bè, chủ quán cũng tỏ ra lúng túng khi được hỏi về qui định trên. Đây cũng trở thành một vấn đề không nhỏ đối với việc quản lí khách hàng là người nước ngoài.

Nguyễn Tử Quảng – Giám đốc TT An ninh mạng Bkav:

Chúng ta có thể dùng những phấn mềm đơn giản để phát hiện các trang Web xấu. Việc cài đặt các phần mềm đối với các cửa hàng là điều bắt buộc Hiện nay những phần mềm ở Việt Nam dùng để phát hiện các trang web “đen” đều không có tính khả thi cao. Chúng tôi đang xúc tiến viết một phần mềm miễn phí và sử dụng dễ dàng để góp phần vào cuộc chiến này. Cuộc chiến với các trang Web “đen” phải là cuộc chiến hàng ngày".

Các “thượng đế” nói gì?

“Tôi nghĩ thật phiền phức nếu như lúc nào ra mạng cũng phải đem theo giấy tờ…” - Một khách hàng ở Meganet 204 Lương Thế Vinh trả lời. Đa số họ đều cảm thấy “không thoải mái” hay “rất bất tiện” nếu như phải xuất trình giất tờ cho chủ quán để được ngồi vào máy đôi khi chỉ là 5, 10 phút.

“Chẳng lẽ khi tôi quên không mang giấy tờ hoặc bị mất thì đồng nghĩa với việc tôi không được truy cập à?”, một SV đang chat ở quán net gần ĐH Công đoàn bức xúc.

Thực tế, đây là một qui định rất khó thực hiện đối với cả chủ quán lẫn các “thượng đế” của mình.

Đối với loại hình dịch vụ cung cấp Internet miễn phí (các quán cafe Internet) vấn đề quản lí cũng trở nên khó khăn. Khách hàng ở đây chủ yếu dùng máy tính xách tay để truy cập. “Sẽ rất bất tiện nếu như tôi vào quán uống cà phê mà lại phải xuất trình giấy tờ tùy thân…” - một khách hàng trên quán cà phê My PDA – 20 Trần Quốc Toản phàn nàn.

Ngay cả các bậc phụ huynh, người sẽ phải “áp tải” con em dưới 14 tuổi của mình đi đến các quán Internet  theo qui định của thông tư cũng có những ý kiến không giống nhau.

Chị Hương (ngõ 198 – Phùng Khoang) thẳng thắn “Tôi nghĩ đây là một qui định rất đúng đắn. Con trai tôi ra mạng rất nhiều. Tôi cũng không thể kiểm soát được nếu cứ như cũ”.

Còn với anh Tùng (ngõ chợ Khâm Thiên) thì khác “Đành rằng đó là một qui định tốt nhưng tôi không thể theo con tôi ra quán vào bất cứ lúc nào cả…”. Thời gian và những vấn đề cá nhân sẽ không cho phép các ông bố, bà mẹ theo con em mình… ra quán 24/24 giờ.

Rõ ràng những qui định mới trong quản lí đại lí Internet đang bắt đầu vấp phải những vướng mắc cần được tháo gỡ kịp thời

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.