Quốc hội đã vượt lên chính mình

Quốc hội họp phiên toàn thể. Ảnh: Hồng Vĩnh
Quốc hội họp phiên toàn thể. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Quốc hội Khóa XII, Kỳ họp thứ 7, đã thực sự vượt lên chính mình, đã làm cho nhân dân phấn khởi, tin tưởng.
Quốc hội họp phiên toàn thể. Ảnh: Hồng Vĩnh
Quốc hội họp phiên toàn thể. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Cách đây gần một tuần, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm dò ý kiến các đại biểu quốc hội về dự án đường sắt cao tốc. Kết quả thăm dò ý kiến được đưa ra công khai. Đấy là một tiến bộ vì, trước khi quyết định sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, cũng đã có thăm dò ý kiến (và hình như kết quả 50% phản đối, 50% tán thành) nhưng kết quả chính thức không được công bố và khi bấm nút chính thức tỷ lệ tán thành là 90%!

Trong 488 phiếu phát ra lần này, số phiếu thu về là 474; và số tán thành việc Quốc hội sẽ ra nghị quyết là 271, không tán thành 192, có 3 ý kiến khác, và 8 phiếu trắng. Ngay cả trong 271 phiếu tán thành cũng chỉ có 148 phiếu tán thành hoàn toàn phương án do Chính phủ trình (bằng 30,3% số phiếu phát ra hay 31,2% số phiếu thu về); số còn lại là đồng ý có điều kiện (sửa đổi lại đề án về thời gian, tiến độ, quy mô). Tỷ lệ tán thành việc ra nghị quyết là 271/488 = 55,5% số phiếu phát ra hay 57,2% số phiếu thu về. Và, từ kết quả đó, rất nhiều người tin rằng Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết với tỷ lệ tán thành cao. Rất may đã không phải vậy.

Trong những ngày vừa qua một số báo cũng tổ chức thăm dò ý kiến bạn đọc và, trong số khoảng 350.000 ý kiến của bạn đọc, có khoảng 32% tán thành làm đường sắt cao tốc, 65% không tán thành và số còn lại có ý kiến khác. Đáng lưu ý hơn nữa, con số 30-31% tán thành làm đường sắt cao tốc như Chính phủ đề xuất của các đại biểu quốc hội và con số 31-32% của dân chúng, có thể nói như vậy, khá giống nhau. Tâm nguyện của cử tri trùng hợp với tâm nguyện của đại biểu quốc hội.

Bình luận về kết quả thăm dò ý kiến nêu trên, GS.TS. Nguyễn Ngọc Trân, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, cho rằng Quốc hội đã vượt lên chính mình, vì theo ông “Đây là một lần hiếm hoi, nếu không phải là lần đầu tiên, nội dung một tờ trình của Chính phủ đã không được Quốc hội chấp nhận về cơ bản”. Nhìn từ góc độ đó, thì có lẽ nhận xét của GS.TS. Nguyễn Ngọc Trân là xác đáng, nhất là ông từng là một đại biểu quốc hội đáng kính, rất năng nổ và thẳng thắn trong một thời gian dài nên hẳn ông phải có kinh nghiệm để so sánh diễn biến vừa rồi với nhiệm kỳ của ông.

Quyết định chưa từng có

Và chiều thứ bảy, trong buổi họp cuối cùng, Quốc hội đã thực sự vượt lên chính mình. Khi bấm nút chính thức, chỉ có 42% tán thành phương án 1; 37,5% tán thành phương án 2. Do không đạt quá bán nên Quốc hội đã không ra nghị quyết đồng ý chủ trương đầu tư đường sắt cao tốc. Đây là một quyết định mang tính lịch sử, làm nức lòng rất nhiều chuyên gia, và cử tri càng thấy tin tưởng hơn vào Quốc hội.

Đây là một quyết định chưa từng có trong lịch sử Quốc hội Việt Nam, chí ít trong vài ba chục năm qua, nếu không nói suốt lịch sử của Quốc hội. Tiếng nói của nhân dân, của các chuyên gia, đã được lắng nghe. Các đại biểu quốc hội đã rất đắn đo, cân nhắc và đi đến quyết định sáng suốt, hợp lý, hợp lòng dân.

Những người chủ trương thông qua dự án đường sắt cao tốc cũng không nên buồn mà nên coi quyết định này cũng là thắng lợi của mình, của nhân dân, của đất nước và rút ra bài học để chuẩn bị các đề án khác kỹ lưỡng hơn.

Quan trọng nhất là đảo ngược lại quy trình ra quyết định: thảo luận, tranh luận công khai và rộng rãi, sửa đổi và thảo luận tiếp và chỉ sau đó mới đi đến quyết định, chứ không phải ngược lại.

Từ trước đến nay, chúng ta quen với việc luôn có sự nhất trí với tỷ lệ phiếu rất cao, 90-97% phiếu tán thành. Từ nay, sau khi thảo luận một cách công khai, nghe các ý kiến đa chiều và nếu Quốc hội thông qua một quyết định nào đó với 55% thì chắc nhân dân cũng sẽ vui lòng chấp nhận.

Điểm đáng mừng nữa là, mới cách đây 3-4 ngày, theo thăm dò, tỷ lệ tán thành ra nghị quyết còn ở mức 57%. Dư luận e ngại, trong số 192 vị đã cho ý kiến không tán thành khi thăm dò ý kiến, sẽ có bộ phận không nhỏ bỏ phiếu tán thành khi bấm nút chính thức (như kinh nghiệm nêu trên, khi quyết định mở rộng thủ đô). Thật tuyệt vời là Quốc hội lần này đã xua tan những suy nghĩ không phải không có lý đó của cử tri.

Những người chủ trương thông qua dự án đường sắt cao tốc cũng không nên buồn mà nên coi quyết định này cũng là thắng lợi của mình, của nhân dân, của đất nước và rút ra bài học để chuẩn bị các đề án khác kỹ lưỡng hơn.

Quan trọng nhất là đảo ngược lại quy trình ra quyết định: thảo luận, tranh luận công khai và rộng rãi, sửa đổi và thảo luận tiếp và chỉ sau đó mới đi đến quyết định, chứ không phải ngược lại.

Một trong những đặc điểm quan trọng của dân chủ là thảo luận công khai, đa chiều, và lắng nghe các loại ý kiến, kể cả các ý kiến thiểu số. Với dự án đường sắt cao tốc, đã có sự tham gia ý kiến rộng rãi của nhân dân, của các chuyên gia, báo chí đã vào cuộc, và đã tạo ra tiền đề rất tốt để phát huy dân chủ. Làm được thế, như với dự án đường sắt cao tốc, thì uy tín của Quốc hội, của nhà nước, của lãnh đạo chỉ có tăng lên và, quan trọng nhất là qua đó sự phát triển của đất nước sẽ đúng hướng mong đợi hơn.

Đây là một cơ hội để phát huy dân chủ, để nhân dân tham gia tích cực hơn nữa vào công việc của đất nước.

MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm chạp?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm chạp?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.