Quyết tâm đẩy lùi tham nhũng trong năm 2008

Quyết tâm đẩy lùi tham nhũng trong năm 2008
Ngày 26/12, tại Hội nghị triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KTXH 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ rõ: đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng là những trọng tâm công tác năm 2008.

>> 2008 : Điều chỉnh một số mặt hàng theo giá thị trường

Quyết tâm đẩy lùi tham nhũng trong năm 2008 ảnh 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Đức Tám- TTXVN

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá: Năm 2007 là năm thời cơ lớn nhưng đi kèm với nó là các khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã giành được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực.

"Tôi cũng nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này!"

“Người đứng đầu Chính phủ đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương cần nghiêm túc rút kinh nghiệm những tồn tại này. Ở cấp lãnh đạo Chính phủ, tôi cũng nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này”, Thủ tướng thẳng thắn nói.

Thủ tướng chỉ rõ: Đi liền với thành tích, còn nhiều tồn tại, yếu kém, khuyết điểm trong quá trình đi lên của đất nước, trong đó có trách nhiệm của chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Thành tựu đạt được chưa tương xứng với thời cơ, thuận lợi và tiềm năng của nước ta.

Tốc độ giải ngân ODA còn chậm do các trở ngại trong giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính. Phát trỉển bộc lộ nhiều điểm chưa bền vững, giá cả tăng cao, mức nhập siêu lớn. Sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Cụ thể như: hạ tầng cơ sở, nguồn nhân lực không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; thể chế, thủ tục hành chính vẫn là trở ngại lớn, gây tốn thời gian và mất cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp.

Công tác quản lý điều hành còn nhiều yếu kém: Thể chế chính sách, nhất là trong lĩnh vực đất đai còn lúng túng; quy hoạch, kế hoạch chất lượng thấp. Năng lực dự báo còn kém, rõ nhất là trong việc điều hành giá cả vừa qua, dẫn đến lúng túng khi đối phó, xử lý tổng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ trong điều hành chính sách tiền tệ. Sự phối hợp giữa Trung ương địa phương trong CCHC còn chậm chạp.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết: Chính phủ đã xây dựng 10 nhóm giải pháp gồm 233 nhiệm vụ cụ thể để thực hiện trong năm 2008 - năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân là hoàn thành cơ bản các chỉ tỉêu kế hoạch 5 năm ngay trong năm 2008, đưa nước ta ra khỏi danh sách nước có thu nhập thấp (trên 900 USD/đầu người).

Để đạt được các chỉ tiêu đã đề ra, Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào 5 lĩnh vực: phấn đấu trên 9% tăng trưởng GDP; chăm lo cải thiện đời sống nhân dân; tạo chuyển bíến mạnh mẽ về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực; tiếp tục đẩy mạnh CCHC và PCTN.

Để đạt mức tăng trưởng kinh tế trên 9% năm 2008, Thủ tướng đề nghị các địa phương cụ thể hóa và đạt chỉ tiêu cao hơn; tạo điều kiện thu hút đầu tư nhiều hơn nữa. Đi đôi với tăng trưởng GDP, cần chú ý ổn định vĩ mô nền kinh tế. Phấn đấu để chỉ số CPI không vượt quá 9% theo cả 2 cách tính: Tháng này so với cùng tháng năm trước và bình quân 12 tháng năm này so với bình quân 12 tháng năm trước.

Trong công tác xuất khẩu, phải đạt mức tăng trưởng 22%, tập trung vào các mặt hàng ưu thế như dệt may, giày dép, điện tử, gỗ chế biến, cơ khí chế tạo, thủ công mỹ nghệ, thủy sản, gạo, cao su, dầu thô...

Thủ tướng lưu ý lãnh đạo các địa phương ưu tiên để các doanh nghiệp thuộc những ngành nghề mà Việt Nam có ưu thế xuất khẩu hoạt động hiệu quả hơn. Cụ thể như cải thiện thủ tục thành lập doanh nghiệp; rút ngắn thời gian để các dự án đầu tư đi vào sản xuất kinh doanh nhanh hơn; kiểm soát nhập khẩu, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế; tránh để tình trạng nhập khẩu ồ ạt ô tô du lịch, phương tiện giao thông cá nhân.

Thủ tướng cho biết, năm 2008, quan điểm nhất quán của Chính phủ là điều hành giá theo cơ chế thị trường; hạn chế bù lỗ đi đôi với kỉểm soát giá, đảm bảo đủ hàng hóa, không để xảy ra đầu cơ; phấn đấu chỉ bù lỗ khoảng 4-5 ngàn tỷ đồng trong năm 2008.

Nhấn mạnh rằng các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác CCHC mà trọng tâm là thủ tục hành chính, thể chế và tổ chức bộ máy hành chính, Thủ tướng lưu ý: về thể chế, tập trung vào lĩnh vực đất đai – nguyên nhân chính của các khiếu kiện. Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì rà soát, trình Chính phủ sửa đổi các quy định của pháp luật về đất đai còn bất hợp lý.

Thủ tướng lưu ý các cơ quan hữu quan cần sớm trỉển khai cải cách thủ tục phá sản doanh nghiệp, chính sách thuế; trong đó, chú ý đến thủ tục phá sản doanh nghiệp cho phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thông thường, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành không được thỏa mãn với kết quả đã đạt được trong công tác phòng chống tham nhũng (PCTN); cần nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; tập trung giải quyết những vấn đề nổi cộm tại địa phương; tăng cường vai trò của lực lựơng chuyên trách PCTN, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn tham nhũng trong năm 2008...

Lãnh đạo các TP lớn kiến nghị nhiều vấn đề bức xúc

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, để cải thiện sức canh tranh, cần thực hiện nhiều biện pháp tổng thể, trong đó cải cách và hoàn thiện về thể chế là việc cần làm trước tiên. Từ thực tế Hà Nội, ông Thảo đề nghị Chính phủ cần tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính, loại bỏ tiếp những thủ tục rườm rà, không cần thiết.

Đặc biệt, Chính phủ cần thực hiện phân cấp triệt để, tránh tình trạng cấp được phân cấp thực hiện vẫn phải xin ý kiến cấp trên. “Đã phân cấp, cần phân cấp đến cùng”, ông Thảo nói.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Tài cũng thông báo với hội nghị về những khó khăn, tồn tại của thành phố: Tình trạng cạn kiệt về cơ sở hạ tầng, nhất là về giao thông; ô nhiễm môi trường nặng nề; khan hiếm nguồn nhân lực trình độ cao. Những tồn tại này đã và đang gây nên những bức xúc đối với người dân thành phố mà điển hình là nạn kẹt xe, ngập nước.

Từ đó, ông Tài đề nghị Chính phủ cần tạo điều kiện phân bổ vốn ODA và các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng để thành phố Hồ Chí Minh khắc phục những bất cập này, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Lo lắng về tình trạng người dân nhập cư ngày một tăng vào địa bàn thành phố Hồ Chí Minh kể từ khi có Luật Cư trú, ông Tài cho biết: hiện thành phố có hơn 6 triệu người sinh sống, nếu không có sự sửa đổi, chắc chắn nhiều chỉ tiêu mà thành phố đã đặt ra, đặc biệt là trong công tác xóa đói, giảm nghèo rất khó hoàn thành; đề nghị Chính phủ nghiên cứu, điều chỉnh, áp dụng quy định riêng cho thành phố.

Đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Bộ Công an về vấn đề đình công đang gây nên nhiều khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, ông Nguyễn Thành Tài cho rằng, cần làm tốt công tác dự báo và đánh giá tác động của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội, nhất là đối với người lao động.

Ông Tài nêu ví dụ: giá thực phẩm tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến bữa cơm của người công nhân và trở thành nguyên nhân của đình công do tiêu chuẩn này của người lao động không được bù đắp trượt giá.

Lo lắng trước sự quá tải của hạ tầng công trình giao thông, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Trịnh Quang Sử cho biết: hệ thống cảng biển tại Hải Phòng đã lâm vào tình trạng quá tải. “Cứ tình hình này, 1 – 2 năm nữa phải treo biển hạn chế khai thác tại Cảng Hải Phòng”, ông Sử nói.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh thì đề nghị Chính phủ cần san bằng các khác biệt giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước, chẳng hạn như trong mức giá thuê đất, chính sách thuế để tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng kiêm Phó Trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo PCTN  Trung ương Trương Vĩnh Trọng đề nghị các địa phương cần đặc biệt quan tâm đế vấn nạn ma túy, HIV/AIDS, hiện vẫn gây bức xúc trong nhân dân, là nguyên nhân làm mất ổn định và trật tự an toàn xã hội.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.