Ra chỉ đạo khẩn sau vụ nhân viên y tế 'dỏm' lừa tiêm vắc xin ngừa Covid-19

Công an khám xét tại nhà bà Sương.
Công an khám xét tại nhà bà Sương.
TPO - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định đã yêu cầu phòng y tế các địa phương tăng cường biện pháp quản lý đối với cơ sở y tế hành nghề khám chữa bệnh, đặc biệt phối hợp với địa phương để kịp thời phát hiện, ngăn chặn trường hợp hành nghề không phép, có dấu hiệu lừa đảo…
Ngày 20/3, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định Lê Quang Hùng có văn bản yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động khám, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn tỉnh này.
Theo Sở Y tế tỉnh Bình Định, ngày 14/3, Công an TP Quy Nhơn đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với bà Tiêu Thị Tuyết Sương (46 tuổi, ngụ xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của một số người dân tại huyện Tuy Phước và TP Quy Nhơn. Bà Sương có hành vi sử dụng nước cất pha kháng sinh để làm vắc xin, lừa đảo tiêm ngừa bệnh cho trẻ em, ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 gây ra.
Sau khi vụ việc trên xảy ra, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định Lê Quang Hùng đã yêu cầu phòng y tế các địa phương tăng cường biện pháp quản lý đối với cơ sở y tế hành nghề khám chữa bệnh, đặc biệt phối hợp với địa phương để kịp thời phát hiện, ngăn chặn trường hợp hành nghề không phép, có dấu hiệu lừa đảo.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định phải có biện pháp phối hợp với cơ quan truyền thông đẩy mạnh việc tuyên truyền, để người dân nắm thông tin nhằm tránh bị kẻ xấu lợi dụng lừa đảo.
Đặc biệt, cung cấp cho người dân nắm được, chỉ có các cơ sở y tế đã thực hiện công bố cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng vắc xin và được Sở Y tế tỉnh Bình Định công khai danh sách trên trang thông tin điện tử của Sở thì mới được tiêm vắc xin phòng bệnh. Chỉ được tiêm vắc xin tại cơ sở đã công bố đủ điều kiện, không được tiêm tại nhà người dân như trường hợp bà Tiêu Thị Tuyết Sương đã làm.
Ngoài ra, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định Lê Quang Hùng cũng giao Thanh tra sở phối hợp với các đơn vị liên quan kịp thời phát hiện, ngăn chặn cơ sở hành nghề không phép, có dấu hiệu lừa đảo để bảo vệ sức khỏe, tài sản của người dân.
Như Tiền Phong đưa tin, trước đó, Công an TP Quy Nhơn đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp và khám xét tại nhà bà Tiêu Thị Tuyết Sương để tiến hành điều tra.
Ra chỉ đạo khẩn sau vụ nhân viên y tế 'dỏm' lừa tiêm vắc xin ngừa Covid-19 ảnh 1 Bà Sương tại cơ quan công an.
Tại nhà bà Sương, cơ quan công an thu nhiều vỏ thuốc mà bà Sương đã bơm nước cất, kháng sinh vào để giả các loại vắc xin tiêm phòng cho trẻ, ngừa ung thư, ngừa đột quỵ và ngừa cả… dịch Covid-19. Bà Sương khai nhận đã mua các dụng cụ gồm bình đá, kim tiêm, nước cất, kháng sinh trộn với nhau rồi bơm vào các vỏ lọ vắc xin để đi tiêm ngừa lừa lấy tiền người dân.
Tại cơ quan công an, Sương khai mới học hết lớp 9, có thời gian giúp việc cho một phòng khám tư. Để tạo niềm tin, bà Sương còn lấy phôi của một phiếu chỉ định tiêm ngừa thật đem photocopy ra thành các phiếu giả, mỗi lần tiêm xong thì phát cho bị hại để có giấy tờ làm tin. Đã có gần 30 người bị bà Sương “tiêm ngừa” các loại bệnh.
Sự việc này đang được Công an TP Quy Nhơn tiếp tục điều tra, làm rõ theo quy định pháp luật.
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.