Rưng rưng kỳ lão khấn Minh Thề

Hội đồng bô lão tại Miếu thờ Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản
Hội đồng bô lão tại Miếu thờ Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản
TPO - Được công nhận là Di sản phi vật thể cấp Quốc gia, nhưng cho đến nay lễ Minh Thề vẫn do dân làng Hòa Liễu tự tổ chức để giáo dục con em chống gian dối, tham nhũng.
Rưng rưng kỳ lão khấn Minh Thề ảnh 1
Rưng rưng kỳ lão khấn Minh Thề ảnh 2

 Đại diện Hội đồng bô lão đọc lời khấn thiêng liêng trước bàn thờ

Lưu truyền gần 500 năm qua, Minh Thề là phong tục tốt đẹp, với nghi lễ thiêng liêng, lời thề độc đáo với quyết tâm bài trừ tệ nạn tham nhũng, chỉ có ở làng làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng.

Rưng rưng kỳ lão khấn Minh Thề ảnh 3 Năm nay sân đền vắng hẳn
Những năm trước, dịp này có tới hàng nghìn người tập trung về để dự Lễ trang nghiêm, dự Hội vui tươi, rộn rã tiếng cười với các trò chơi dân gian như đấu vật, kéo co, đập niêu, đi cầu thùm (cầu khỉ-PV); các quầy bán hàng tấp nập, kéo dài 3 ngày từ 14-16 âm lịch, Rằm tháng Giêng.
Rưng rưng kỳ lão khấn Minh Thề ảnh 4 Dâng lễ tưởng nhớ công ơn tiền nhân
Năm nay, cả nước phòng chống dịch nCoV, khách đến Đền chùa Hòa Liễu thưa thớt hẳn. Tuy vậy, Ban quản lý Di tích Đền chùa, Hội đồng bô lão và nhiều người dân trong làng vẫn đến đây thắp hương, dâng lễ.
Rưng rưng kỳ lão khấn Minh Thề ảnh 5 Hội đồng bô lão và Ban quản lý Đền chùa Hòa Liễu trò chuyện với các phóng viên

Trò chuyện với phóng viên Tiền Phong về Lễ hội Minh Thề, có các bậc cao niên tuổi từ 78-90 trong Hội đồng bô lão làng Hòa Liễu. Cụ Phạm Đăng Khoa nguyên Phó ban thường trực Ban Quản lý Đền chùa Hòa Liễu và người kế nhiệm là cụ Phạm Quang Năm đã giới thiệu về các di tích, truyền thuyết của Lễ hội thiêng liêng, độc đáo này.

Rưng rưng kỳ lão khấn Minh Thề ảnh 6 Bia đá khắc lời thề đã có gần 5 thế kỷ

Trong tiếng trống lễ trang nghiêm, đại diện Hội đồng bô lão đọc chúc văn ôn lại công đức của Thái hoàng Thái hậu Vũ Thị Ngọc Toản, vợ của Thái Thượng hoàng Mạc Đăng Dung, người từ năm 1561 đã có công tu tạo chùa Hòa Liễu, lập ra Hịch văn Minh thề, kết hợp tín ngưỡng với giáo dục đạo lý, nhân cách con người.

Hằng năm, lời thề này đều được đọc trang nghiêm trước cột đá thề trước sân đền. Nội dung có đoạn như sau: “Dù là người có chức có quyền trong làng, người dạy học hay nông dân đều phải lấy lời hay lẽ phải mà dạy bảo con cháu làm điều tốt đẹp, tuân theo thuần phong mỹ tục của làng. Nếu dùng uy quyền làm những việc ác, lấy của công đem về làm của tư, nguyện cầu thần linh đả tử…”

Rưng rưng kỳ lão khấn Minh Thề ảnh 7 Nơi đọc lời thề hằng năm, thề tham nhũng của công sẽ bị "đả tử"

Vào thế kỷ XIX, triều đình nhà Nguyễn đã sắc phong bốn chữ vàng “Mỹ tục khả phong” cho lễ hội Minh thề. Năm 1993, khu đền chùa Hòa Liễu được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia. Dựa trên cơ sở hương ước cổ, dân làng Hòa Liễu đã lập bản hương ước mới gồm 5 chương 20 điều, được giám sát, điều hành bởi một Hội đồng bô lão gồm 12 vị được dân kính trọng bầu lên. Năm 2017, Lễ hội Minh thể được công nhận là Di sản phi vật thể cấp Quốc gia.

Rưng rưng kỳ lão khấn Minh Thề ảnh 8 Thành kính dâng dương, tế lễ

Hội đồng bô lão tự hào xác nhận với phóng viên: Nhờ có phong tục Minh Thề mà xưa nay dân làng sống ôn nhu, hiếu thuận, không ai gian lận, tham lam của công hay tài sản của người khác. Hiện làng có 800 hộ, gần 3000 dân, nhưng ngoại trừ một số vụ say xỉn xích mích, còn tình hình an ninh trật tự luôn tốt đẹp. Mong muốn của các bô lão, là Lễ hội Minh thề được tổ chức ở cấp huyện, để sức lan tỏa rộng lớn hơn, góp phần ý nghĩa vào công cuộc chống tham nhũng trên cả nước. 

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.