Sau nhiều lần sửa chữa, mặt cầu Thăng Long tiếp tục được 'đại phẫu'

Lớp nhựa đường bị bong bật, lộ cả tấm bản thép dầm cầu bên đưới. Ảnh: A.Trọng
Lớp nhựa đường bị bong bật, lộ cả tấm bản thép dầm cầu bên đưới. Ảnh: A.Trọng
TPO - Trước việc hư hỏng mặt cầu Thăng Long trên diện rộng, Bộ GTVT đã có chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai dự án sửa chữa mặt cầu theo công nghệ mới của Mỹ trong tháng 9/2020. Đây là công nghệ lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

Theo đó, sau khi nhận được đề xuất phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long của Tổng Cục đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng GTVT có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung sửa chữa mặt cầu Thăng Long.

Cụ thể, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo các cơ quan, đơn vị lựa chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp; lập, thẩm định, phê duyệt dự án theo thẩm quyền; xây dựng kế hoạch chi tiết, tổ chức triển khai dự án dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đảm bảo yêu cầu về tiến độ, chất lượng và tuổi thọ công trình và hoàn thành trong tháng 9/2020.

Thông tin với phóng viên, đại diện Tổng Cục đường bộ Việt Nam cho biết, phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã theo công nghệ mới đã được Tổng Cục trình và được Bộ GTVT đồng ý về công nghệ triển khai. Theo đó, mặt cầu sẽ được thảm lại theo công nghệ của Mỹ, lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

Trước đó, mặc dù Tổng Cục đường bộ đã triển khai nhiều dư án duy tu, sửa chữa mặt cầu Thăng Long, trong đó có đợt thảm lại toàn bộ mặt cầu với kinh phí hơn 100 tỷ đồng vào năm 2009 và 2012 nhưng sau đó tình trạng lớp bê tông nhựa vẫn bị đùn lên, nứt xẻ rãnh và ổ gà. Từ đó đến nay, mỗi năm Bộ GTVT vẫn phải dùng ngân sách để duy tu, sửa chữa với giá trị được tính toán cao gấp 11 lần kinh phí duy tu trên cùng tuyến đường. 

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.