Sau vinh danh là... đuổi việc: UBND tỉnh phớt lờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Đảng

Sau vinh danh là... đuổi việc: UBND tỉnh phớt lờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Đảng
Vụ dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh ở phòng giám định y khoa (GĐYK), thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Phước bị sa thải, sau khi được Đài Truyền hình VN (VTV9) vinh danh, do có hành động chống tiêu cực, đang gây xôn xao dư luận tỉnh Bình Phước.

Sau vinh danh là... đuổi việc: UBND tỉnh phớt lờ kết luận của Ủy ban Kiểm tra Đảng

> Sau vinh danh là... đuổi việc

Vụ dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh ở phòng giám định y khoa (GĐYK), thuộc Sở Y tế tỉnh Bình Phước bị sa thải, sau khi được Đài Truyền hình VN (VTV9) vinh danh, do có hành động chống tiêu cực, đang gây xôn xao dư luận tỉnh Bình Phước.

Dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh. Ảnh: C.H
Dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh. Ảnh: C.H.

Mới đây, PV tiếp tục phát hiện có nhiều mâu thuẫn từ các cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước, khi thẩm tra, xác minh đúng - sai vụ tố cáo tiêu cực này.

Uỷ ban Kiểm tra Đảng ủy kết luận… “sai”

Theo chị Oanh, từ năm 2011, trước rất nhiều tiêu cực xảy ra hằng ngày tại phòng GĐYK, chị Oanh đã có hành động phản đối và chỉ rõ những người cố tình sai phạm.

Cụ thể: Ông Đoàn Đức Loát - trưởng phòng GĐYK và một số nhân viên đã nhận tiền hối lộ từ các bệnh nhân. Sau khi nhận tiền, ông Loát và các nhân viên tổ chức đánh bài ăn tiền thường xuyên ngay tại cơ quan. Hằng năm, ông Loát ra văn bản gửi các Cty caosu viện cớ “tổ chức hội nghị tổng kết năm” để “vòi” tiền các Cty caosu...

Ngay sau tố cáo của chị Oanh, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Đảng ủy Sở Y tế Bình Phước đã vào cuộc xác minh. Tuy nhiên, thấy cách xác minh của đơn vị này “có vấn đề”, nên UBKT Đảng ủy khối cơ quan dân chính tỉnh Bình Phước buộc phải xác minh lại.

Ngày 30/5/2013, ông Trần Xuân Báu - Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Đảng ủy khối cơ quan dân chính Bình Phước - có buổi tiếp xúc với chị Oanh và công bố kết luận xác minh một số vụ việc mà chị Oanh tố cáo. Theo đó, UBKT Đảng ủy khối cơ quan dân chính Bình Phước kết luận: Việc ông Loát và một số nhân viên đánh bài trong cơ quan là có.

Theo ông Báu, việc nhân viên phòng GĐYK nhũng nhiễu, nhận tiền hối lộ của bệnh nhân, UBKT Đảng ủy Sở Y tế đã không làm rõ, không kết luận đúng - sai, gây bức xúc cho người tố cáo. “Còn việc nhận quà, tiền sau khi khám là có”.

Ông Báu nhấn mạnh: “Đương nhiên việc làm này là sai”. Ông Báu cũng khẳng định, việc ông Loát ra văn bản xin tiền các Cty caosu là sai. “Đảng không cho phép làm chuyện này. Qua tất cả các tài liệu, chứng cứ hiện có, chúng tôi đã làm rõ được số tiền này (41 triệu đồng)” - ông Báu nói.

Ngoài ra, ông Báu cũng khẳng định, việc phòng GĐYK tự in và bán phiếu khám sức khỏe cho các BV huyện - thị xã là sai. Bởi “chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của phòng GĐYK không cho phép các anh bán phiếu khám sức khỏe cả; cho nên, việc phòng GĐYK bán phiếu khám sức khỏe là sai”. Số tiền chênh lệch thu về từ việc bán phiếu là 102 triệu đồng, theo ông Báu, cũng là sai; và việc chi số tiền này cũng sai v.v...

Phòng Giám định y khoa tỉnh Bình Phước. Ảnh: C.H
Phòng Giám định y khoa tỉnh Bình Phước. Ảnh: C.H.

UBND tỉnh “phớt lờ” kết luận của UBKT Đảng?

Thế nhưng mới đây, tại văn bản số 145/BC-UBND ngày 30/7/2013 của UBND tỉnh BP gửi Thủ tướng Chính phủ lại không nhắc tới kết luận xác minh của UBKT Đảng ủy khối cơ quan dân chính BP.

Văn bản của UBND tỉnh BP chỉ nhắc tới những kết luận xác minh điều tra của UBKT Đảng ủy Sở Y tế - vốn từng bị UBKT Đảng ủy khối cơ quan dân chính BP sửa, vì không khách quan trong quá trình xác minh. Từ đó, UBND tỉnh khẳng định, hầu hết các tố cáo chống tiêu cực của dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh là “không có cơ sở”, “vu khống” ông Loát và một số nhân viên phòng GĐYK.

Ví dụ: Vụ ông Loát và một số nhân viên tổ chức đánh bài ăn tiền, thì UBND tỉnh BP cho rằng “có đánh bài”, nhưng là đánh bài “ghi điểm, ai thua thì khao uống càphê hoặc ăn sáng”, chứ không ăn tiền. Riêng hành vi nhũng nhiễu, nhận tiền hối lộ của bệnh nhân, theo UBND tỉnh BP, thì “vài người sau khi khám giám định xong có mua trái cây và nước uống đến biếu; mặc dù (nhân viên phòng GĐYK) không nhận, nhưng họ vẫn để lại” (?).

Trong khi kết luận của UBKT Đảng ủy khối cơ quan dân chính thì không chỉ “trái cây”, “nước uống”, nhân viên phòng GĐYK còn nhận cả “tiền” và “sim điện thoại”. Việc chị Oanh tố cáo ông Loát ra văn bản “vòi” tiền các Cty caosu, UBND tỉnh BP thừa nhận hằng năm, các Cty caosu có “hỗ trợ” một phần kinh phí để phòng GĐYK liên hoan và bồi dưỡng cho CB, CNV. Số tiền ủng hộ 3 năm (2009, 2010, 2011) là 54 triệu đồng, đều được nhập quỹ CĐ và chi tiêu minh bạch...

Tóm lại, nếu như kết luận của UBKT Đảng ủy khối cơ quan dân chính Đảng tỉnh BP, thì các nội dung tố cáo của chị Oanh là đúng, ông Loát và một số nhân viên phòng GĐYK có sai phạm, thì sang kết luận của UBND tỉnh BP gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, hoàn toàn trái ngược lại – hầu hết tố cáo của dược sĩ Oanh là vu khống người khác.

Đặc biệt, UBND tỉnh BP còn biện hộ cho việc sa thải chị Oanh của lãnh đạo phòng GĐYK là không sai. Theo UBND tỉnh BP, lãnh đạo phòng GĐYK sa thải bà Oanh, vì bà Oanh “có phẩm chất đạo đức kém, gây mâu thuẫn nội bộ, ý thức tổ chức kỷ luật kém”; còn với ông Loát, “sai phạm của ông Loát chưa đến mức phải xử lý kỷ luật”, nên chỉ yêu cầu Sở Y tế “họp kiểm điểm rút kinh nghiệm” (?!).

Từ đó, UBND tỉnh BP chỉ đạo phía bị tố cáo là lãnh đạo Sở Y tế BP và phòng GĐYK “tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý phù hợp đối với người tố cáo (dược sĩ Oanh) và các cá nhân có liên quan”.

Thế mới có chuyện, sau khi được đài truyền hình quốc gia vinh danh là một tấm gương chống tiêu cực, dược sĩ Trần Thị Kiều Oanh đã bị chính những người mình tố cáo “ra đòn”... đuổi việc không thương tiếc.

Theo Cao Hùng
Lao động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.