Tân Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng Mai Quốc Bình:

Sẽ “tấn công” mạnh vào đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý công sản

Sẽ “tấn công” mạnh vào đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý công sản
TP - Sau khi được Tổng Thanh tra Chính phủ bổ nhiệm kiêm giữ chức Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng (thuộc thanh tra CP),  Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Mai Quốc Bình đã dành cho Tiền phong một cuộc trao đổi về trọng trách mới của mình.

Ông Bình cho biết:

Sẽ “tấn công” mạnh vào đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý công sản ảnh 1
Ông Mai Quốc Bình

Hiện nay chúng tôi đang xây dựng đề án củng cố bộ máy của Cục Phòng, chống tham nhũng trực thuộc Thanh tra Chính phủ, đồng thời với việc xây dựng quy chế hoạt động cũng như quy chế phối hợp hoạt động và chương trình hành động của Cục.

Nhiệm vụ khó khăn

Những chức năng chính của Cục là gì, thưa ông?

Cục Phòng, chống tham nhũng có chức năng giúp Tổng Thanh tra Chính phủ trong lĩnh vực quản lý nhà nước, để thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng.

Cục có nhiệm vụ xây dựng và trình Tổng Thanh tra những kế hoạch, chiến lược về công tác phòng chống tham nhũng, giúp Tổng Thanh tra chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn thực hiện các quy định theo pháp luật trong lĩnh vực này, cũng như công tác kiểm tra trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trong cả nước về việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Ông có suy nghĩ gì về việc thực hiện các chức năng nêu trên?

Đây là công việc rất khó. Về cụ thể, chúng tôi phải đi vào nghiên cứu, phân tích những cơ chế, chính sách mà lâu nay đã lỗi thời, kìm hãm phát triển hoặc tạo ra kẽ hở trong pháp luật dễ dẫn đến tiêu cực, để từ đó có kiến nghị chỉnh sửa hoặc hủy bỏ các cơ chế, chính sách đó, trong đó có cả cơ chế quản lý nguồn vốn ODA.

Ngoài ra, chúng tôi còn có trách nhiệm chỉ ra khâu nào là yếu trong dây chuyền quản lý của từng công việc cụ thể, ví dụ khi triển khai Luật Đất đai thì quản lý công sản yếu ở đâu, quản lý tài chính yếu chỗ nào…, để báo cáo Chính phủ về những khâu nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng. Bên cạnh đó, chúng tôi còn phối hợp hoạt động với các cơ quan chức năng tương ứng ở Bộ Công an và Viện KSND Tối cao.

Sẽ thành lập trung tâm dữ liệu thông tin về tham nhũng

Thực thi một nhiệm vụ khó, cá nhân ông và Cục có được tạo cơ chế, như được giao “Thượng phương bảo kiếm” chẳng hạn?

Nói được giao “Thượng phương bảo kiếm” hay không thì cũng chỉ ở mức độ thôi, vấn đề là Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện cơ chế cho Cục hoạt động, và bản thân chúng tôi cũng phải có trách nhiệm khi xử lý một vụ việc cụ thể. Tất nhiên vụ việc đó phải được Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng của T.Ư giao, tinh thần là giao tới đâu ráng làm tới đó.

Với một số tiêu cực đã xảy ra trong đội ngũ Thanh tra thời gian qua, hẳn là công tác tổ chức nhân sự của Cục sẽ phải làm rất chặt chẽ?

Đúng vậy! Mình là lực lượng phòng, chống tham nhũng mà lại đi tham nhũng thì ai coi cho được. Cán bộ được coi là khâu ưu tiên khi thành lập Cục, chúng tôi được quyền chọn lựa những anh em có đủ phẩm chất, năng lực, nếu thiếu thì xin ở các cơ quan khác bổ sung vào cho đủ quân số…

Tổ chức ban đầu của Cục Phòng, chống tham nhũng

Phó Tổng Thanh tra CP Mai Quốc Bình kiêm giữ chức Cục trưởng Cục Phòng chống tham nhũng (thuộc Thanh tra Chính phủ). Hai Phó Cục trưởng là ông Hoàng Thái Hồng, từ Vụ 4 và ông Bùi Ngọc Lam, Vụ phó Vụ 2 chuyển sang.

Cục có các phòng chức năng như: Phòng theo dõi chống tham nhũng khối các Bộ, ngành (Phòng I), Phòng theo dõi chống tham nhũng khu vực các tỉnh miền Bắc (Phòng II), Phòng theo dõi chống tham nhũng khu vực các tỉnh miền Trung (Phòng III) và Văn phòng đại diện tại TP HCM theo dõi chống tham nhũng khu vực các tỉnh miền Nam.

Đương nhiên đây là việc khó, không chỉ cần giáo dục mà đòi hỏi bản thân anh em trong Cục phải nỗ lực khi làm nhiệm vụ, phải tự đề phòng những tiêu cực có thể xảy ra. Chúng tôi đã quán triệt là nếu có xảy ra tiêu cực trong đội ngũ sẽ kiên quyết xử lý nghiêm khắc.

Lộ trình và trọng tâm công việc của Cục trong thời gian tới như thế nào, thưa ông?

Vào đầu tháng 12 tới Cục bắt đầu đi vào hoạt động. Dự kiến lĩnh vực mà chúng tôi “tấn công” mạnh nhất sau khi Cục đi vào hoạt động là đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý công sản, và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.

Chúng tôi cũng đang thành lập trung tâm dữ liệu thông tin về phòng chống tham nhũng với nhiệm vụ tiếp nhận thông tin từ các bộ, ngành, địa phương, sau đó chắt lọc, phân tích để xử lý.

Trung tâm dự kiến có 5 văn phòng đại diện tại các miền và tiếp nhận thông tin bằng nhiều hình thức như điện thoại nóng, đơn thư, báo cáo và gặp trực tiếp.

Xin cảm ơn ông.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.