'Siết' nhập cư là tiền đề sửa Luật Cư trú

Ông Nguyễn Bá Thanh tiếp xúc cử tri tại huyện Hòa Vang ngày 25-6 Ảnh: N.C
Ông Nguyễn Bá Thanh tiếp xúc cử tri tại huyện Hòa Vang ngày 25-6 Ảnh: N.C
TP - Tại buổi tiếp xúc cử tri sáng (25-6), Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh, khẳng định: Thường vụ Quốc hội không thổi còi Nghị quyết 23 của Đà Nẵng, mà còn xem đó là tiền đề để sắp tới sửa Luật Cư trú...?

> Siết nhập cư Đà Nẵng: Còn nhiều quan điểm và cách thực hiện

Đẩy mạnh siết nhập cư

Câu chuyện siết nhập cư theo Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng bắt đầu từ hiện tượng nhiều cư dân vạn đò đang có dấu hiệu tái xuất ở vịnh Đà Nẵng và trên sông Hàn.

Lãnh đạo thành phố cương quyết: Cấm tiệt chuyện tái diễn dân vạn đò. Đà Nẵng đã rất vất vả mới xóa được nhà chồ, vạn đò, đưa người dân lên chung cư, nhà liền kề để ai cũng có nhà ở. Vì thế, không thể chấp nhận tình trạng dân vạn đò, dù trong hay ngoài tỉnh.

Theo ông Thanh, thời gian qua, có nhiều dư luận trái chiều xung quanh Nghị quyết 23 của HĐND TP Đà Nẵng, trong đó vấn đề siết nhập cư bị soi kỹ nhất.

Ngay cả Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp) cũng có công văn đề nghị sửa đổi.

Tuy nhiên, Thường vụ Quốc hội không phản đối Nghị quyết 23, mà còn xem đó là một tiền đề, đưa vào chương trình bàn thảo sửa đổi Luật Cư trú.

“Thường vụ Quốc hội không bác, nhưng Đà Nẵng đã tính trước, nếu bị bác sẽ tiếp tục cho ra một nghị quyết khác, đó là Nghị quyết phân bổ dân cư. Sắp tới, khi Luật Cư trú được sửa đổi, Đà Nẵng sẽ là địa phương làm quyết liệt. Muốn nhập cư, phải có việc làm và nhà ở ổn định. Chỉ có cách đó mới hạn chế kẹt xe, tăng cường an ninh trật tự, nâng cao đời sống, an sinh xã hội”, ông Thanh nói.

Quan trọng là dám làm

Đoàn ĐBQH thành phố Đà Nẵng tổ chức hai cuộc tiếp xúc cử tri, đều do ông Thanh chủ trì.

Trong số 16 ý kiến, 35 vấn đề cử tri Đà Nẵng quan tâm phản ánh tại các cuộc tiếp xúc, các vấn đề liên quan Nghị quyết T.Ư 4, môi trường, siết nhập cư, tham nhũng và lỗ - lãi của các tập đoàn nhà nước được quan tâm nhiều nhất.

Với ý kiến của một số cử tri lo lắng về sự hiệu quả của Nghị quyết T.Ư 4, ông Thanh cho rằng, điểm khác lần này là làm từ trên xuống, chấn chỉnh tư cách đảng viên bắt đầu từ Bộ Chính trị trở xuống

 “Nếu ai còn phản đối chuyện siết nhập cư, xin hãy nhìn câu chuyện kẹt xe ở các thành phố lớn. Xe cấp cứu mắc kẹt giữa đám đông, tiến không được, lùi không xong, gây những cái chết không đáng có. Đà Nẵng phải làm ngay từ bây giờ”.  

“Đừng xem Nghị quyết T.Ư 4 là chiếc đũa thần, có thể chuyển biến được ngay mọi chuyện. Nhưng cũng không nên bi quan quá mức, cái gì cũng phải từ từ. Quan trọng là chúng ta dám làm, mà có làm còn hơn không”, ông Thanh nhấn mạnh.

Về việc cử tri ở quận Sơn Trà phản ánh một số Cty ở phường Thọ Quang lén xả thẳng nước thải ra môi trường, ông Thanh chỉ đạo phải nhanh chóng điều tra làm rõ.

Cần phải xác định ai là thủ phạm, đã thải ra bao nhiêu lần. Đừng để đến một lúc nào đó, du khách sợ tắm biển ở Đà Nẵng, vì quá ô nhiễm, ông nói.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.