Siêu bão Mangkhut gây sóng cao 14 mét ở Bắc biển Đông

Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai họp khẩn chỉ đạo ứng phó với siêu bão Mangkhut
Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai họp khẩn chỉ đạo ứng phó với siêu bão Mangkhut
TPO - Chiều nay (14/9), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn với các địa phương từ Nghệ An trở ra ứng phó với siêu bão Mangkhut.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, hiện trên thế giới đang có 9 cơn bão đang hoạt động, trong đó cơn bão Mangkhut là mạnh nhất.

Với cấp gió hiện tại, bão Mangkhut đạt Cấp 5 (cấp lớn nhất trong thang bảng Quốc tế), mạnh hơn cơn bão Harvy đã đổ bộ vào nước Mỹ năm 2017 (cấp 4).

Theo tin của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, khoảng 7 giờ sáng 14/9, vị trí tâm siêu bão cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 530km về phía Đông, gió mạnh cấp 17, giật trên cấp 17. 

Dự báo trong 24-72 giờ tới, siêu bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km và đi vào biển Đông vào trưa 15/9.

Khả năng cao bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vịnh Bắc bộ trong khoảng ngày 16-17/9 và ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta trong khoảng ngày 17-18/9.

Phạm vi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp là khu vực Bắc bộ đến Thanh Hoá (tới 27 tỉnh thành), với cường độ rất mạnh (cấp 11-12, giật cấp 14) và gây mưa lớn cho Bắc bộ, Bắc Trung bộ.
Siêu bão Mangkhut gây sóng cao 14 mét ở Bắc biển Đông ảnh 1

Dự kiến đường đi của siêu bão Mangkhut

Theo ông Hoài, bão đang gây sóng lớn cao 14m ở khu vực Bắc biển Đông, cao 5m ở quần đảo Hoàng Sa, giữa biển Đông; tổ hợp nước biển dâng và sóng ở khu vực ven bờ cao từ 4-5m.

Ông Hoài cho biết, khu vực bão đổ là nơi có hoạt động trên biển, đảo, đới bờ và đất liền với số lượng rất lớn, đặc biệt là du lịch ven biển và trên các đảo, nuôi trồng thuỷ sản.

Các tỉnh miền núi phía Bắc có nhiều hoạt động khai thác khoáng sản; dân cư, hệ thống công trình giao thông, cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất trong các đợt mưa lũ trước đang được khắc phục bước đầu. Lúa đang ở trong giai đoạn trổ bông và chuẩn bị thu hoạch.

Hệ thống đê điều, hồ chứa thuỷ lợi có nhiều trọng điểm, xung yếu; các hồ chứa thuỷ điện trên lưu vực sông Hồng và hầu hết hồ chứa khác ở Bắc Bộ đến Nghệ An đã đầy nước (Bắc bộ có 2.165 hồ và Bắc Trung bộ trên 1.218 hồ chứa đã tích đầy nước).

Siêu bão này cũng có nét tương đồng với một số cơn bão đã gây thiệt hại lớn trước đó. Chẳng hạn bão số 10 năm 2017 đổ bộ Hà Tĩnh cấp gió 10-11, đã gây thiệt hại nặng nề hệ thống đê biển trên phạm vi rộng từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. 

Bão số 7 năm 2005 có cường độ tương đương, triều cường cao hơn 0,5m đã làm vỡ đê biển ở Hải Phòng và Nam Định. Bão số 1 năm 2016 có cấp gió cấp 9-10, làm gần 16.000 cột điện bị gãy đổ, gây mất điện hoàn toàn 4 tỉnh Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình, Thái Bình.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.