Từ vụ cơ quan Nhà nước bán biệt thự... của dân

Sở GTCC tự bán nhà của dân

Sở GTCC tự bán nhà của dân
TPCN - Khu biệt thự có nhà rộng 298m2, đất rộng 2.254,1m2 ở số 5 đường Yersin của bà Trần Yến Tuyết. Theo Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam (Bộ Tài chính) tính toán năm 2005 riêng tiền đất là 11 tỷ 340 triệu đồng, hiện nay cao hơn khoảng hai lần.
Sở GTCC tự bán nhà của dân ảnh 1
Cổng vào khu biệt thự số 5, Yersin (Đà Lạt)

Sau giải phóng bà Tuyết về Cần Thơ sinh sống. Trước khi rời Đà Lạt, ngày 12/11/1976 bà làm giấy bán khu biệt thự cho Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh (nay là Sở GTCC) giá 22.000 đồng. Tuy nhiên, việc mua bán không thành vì Sở này không có tiền trả.

Thời kỳ đó Nhà nước cấm các cơ quan nhà nước mua nhà của tư nhân. Ngay sau ngày giải phóng, Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ đã có Chỉ thị số II và đến ngày 17/7/1977, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 2267 nhấn mạnh lần nữa: “Tuyệt đối cấm cơ quan, xí nghiệp, các đoàn thể mua nhà của tư nhân. Nơi nào làm trái thì Thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm, cơ quan Tài chính không cấp tiền và Ngân hàng Nhà nước không cho rút tiền để thanh toán”.

Không có tiền trả, Sở GTCC nhắn bà Tuyết lên Đà Lạt nhận lại nhà. Bà lên thì không gặp đại diện của Sở GTCC mà thấy ông Nguyễn Chữ và vợ Nguyễn Thị Lương đang sống trong biệt thự. Ông Nguyễn Chữ lúc đó là Phó ty Nhà đất tỉnh Lâm Đồng.

Bà Tuyết trở về làm đơn hỏi các cơ quan tỉnh Lâm Đồng. Cơ quan nọ chỉ sang cơ quan kia, đường sá xa xôi, gia cảnh lại nghèo nên sau này bà mới biết khu biệt thự của bà không thuộc diện nhà nước quản lý mà Sở GTCC đem bán cho ông Nguyễn Chữ.

Giấy mua bán giữa Sở GTCC với ông Nguyễn Chữ lập ngày 30/10/1980, giá 30.000 đồng. Việc mua bán trái pháp luật này được chính quyền địa phương hợp thức hóa bằng cách cấp giấy sở hữu nhà và sử dụng đất cho bà Lương (khi ông Chữ đã chết). Khiếu nại hành chính không được, bà Tuyết kiện Sở GTCC ra tòa.

Cơ quan pháp luật chưa công minh

Trong 2 ngày 27 và 28/7/2006, TAND TP Đà Lạt xử sơ thẩm. Nguyên đơn khai: Trong nhiều lần đi đòi tiền, Sở GTCC có chi cho 1.000 đồng tiền tài xe. Sở GTCC bảo đã trả 10.000 đồng, tuy nhiên không có chứng cứ và Sở này giải thích là hóa đơn chứng từ đã tiêu hủy năm 1995(?).

TAND tỉnh Lâm Đồng nhận xét: Các giao dịch mua bán đều trái pháp luật và vô hiệu, cần hủy bỏ. Rõ ràng, tài sản của bà Tuyết thì người khác không có quyền định đoạt và chiếm đoạt.

Thế nhưng Tòa còn “xét thấy” như sau: Việc mua bán giữa Sở GTCC và bà Lương đã hoàn tất “nên tạo điều kiện cho bà Lương ổn định cuộc sống”.

Tiếp tục lập luận lòng vòng, Tòa công nhận Sở GTCC đã trả cho bà Tuyết 10.000 đồng. Cuối cùng phán quyết: Bà Lương được sử dụng khu biệt thự, Sở GTCC trả tiếp cho bà Tuyết 6 tỷ 259.581.818 đồng (quy đổi 12.000 đồng).

Bà Tuyết kháng án và VKSND TP Đà Lạt có kháng nghị.

Kháng nghị của VKSND TP Đà Lạt đưa ra lập luận: Khu đất trong giấy mua bán trước kia ghi là thuê của nhà nước nên không thể định giá để buộc Sở GTCC trả số tiền lớn cho bà Tuyết.

Lập luận này thiếu thực tế với đất đai ở Đà Lạt và không phù hợp với các án lệ: TAND TP Đà Lạt cũng như TAND tỉnh Lâm Đồng đã xử nhiều vụ tranh chấp đất đai, giấy tờ ghi là thuê của nhà nước nhưng đều được tính ra giá thị trường để phán quyết.

Chẳng hạn vụ tranh chấp đất ở số 14 Trần Nhật Duật (Đà Lạt) liên quan đến 15 người mà TAND tỉnh Lâm Đồng xử phúc thẩm ngày 20/6/2005 đã tính giá đất 10.400.000 đ/m2. Phải chăng vì các vụ tranh chấp kia là giữa công dân với công dân còn vụ này giữa công dân với Sở GTCC và VKSND Đà Lạt phải “bảo vệ tài sản của Sở GTCC” ?

Tư duy coi trọng tài sản của cơ quan nhà nước hơn tài sản của công dân không còn thích hợp. Pháp luật phải công bằng với các chủ sở hữu tài sản để bảo đảm cho đất nước phát triển.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.