Sớm 'trả nợ' nhân dân về Luật Biểu tình

Theo ĐBQH Trương Trọng Nghĩa sớm ban hành Luật Biểu tình để trả nợ nhân dân. Ảnh Như Ý.
Theo ĐBQH Trương Trọng Nghĩa sớm ban hành Luật Biểu tình để trả nợ nhân dân. Ảnh Như Ý.
TPO - Thảo luận về dự kiến điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 (ngày 26/7), ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) khẳng định, biểu tình là quyền hiến định được ghi nhận trong Hiến pháp. Do đó, không có lý do gì để chậm trễ xây dựng và ban hành Luật Biểu tình.

Đề cập đến dự án Luật Biểu tình, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho hay, Dự án này đã được đưa vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII để kịp thời thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013. 

Tuy nhiên, do đây là dự án Luật khó, lại chưa có thực tiễn, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, nên đã lùi thời gian trình dự án Luật này.

“Đến nay, Chính phủ đề nghị đưa vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4, nhưng qua quá trình chuẩn bị cho thấy nhiều vấn đề quan trọng trong dự án vẫn còn ý kiến khác nhau; hồ sơ của dự án chưa đầy đủ. Do đó, chưa đủ cơ sở để báo cáo   QH đưa dự án này vào Chương trình”, ông Đinh nói.

Không hài lòng với sự trì hoãn trên, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM) khẳng định, việc ban hành Luật Biểu tình là để thực hiện theo Hiến pháp năm 2013. Làm luật Biểu tình để nhân dân có hành lang pháp lý thực hiện và cũng tạo thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý.

“Biểu tình cần được hiểu theo nghĩa rộng, tụ họp hòa bình. Tụ họp để đáp ứng nhu cầu bày tỏ chính kiến, nguyện vọng. Biểu tình cũng là quyền hiến định nên nghĩa vụ của nhà nước là phải ban hành để người dân thực hiện”, ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, sau bao nhiêu năm đến nay Nhà nước vẫn nợ nhân dân Luật Biểu tình.“Theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền, quan hệ xã hội càng phức tạp thì càng cần có luật để điều chỉnh. Vì thế, không có lý do gì để chậm trễ trong việc đưa luật biểu tình vào chương trình. Với trình độ của QH hiện nay chúng ta hoàn toàn có quyền trả nợ nhân dân về việc xây dựng Luật Biểu tình”, ông Nghĩa khẳng định.

Ông Bùi Văn Xuyền, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội cũng cho rằng, Luật Biểu tình được dư luận và nhân dân rất quan tâm. Tại QH khóa XIII, rất nhiều đại biểu đã phát biểu về Luật Biểu tình. Nhưng nay, Chính phủ lại đề nghị nghị xin rút lại và rút như thế thì không biết đến bao giờ mới trình lại.

“Theo tôi Chính phủ cần quan tâm xây dựng luật này. Đồng thời không nên giao cho Bộ Công an chủ trì soạn thảo, nếu giao là làm khó Bộ Công an, vì Bộ Công an là đơn vị trực tiếp phụ trách lĩnh vực an ninh trật tự. Nên giao cho Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo sẽ phù hợp hơn”, ông Xuyền nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.