Sống giữa 'thánh địa' sâm vẫn nghèo nhất nước

Sống giữa 'thánh địa' sâm vẫn nghèo nhất nước
TP - Xã Trà Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam được mệnh danh thánh địa sâm quý Ngọc Linh, nhưng đời sống người dân nơi đây vẫn thuộc diện khó khăn nhất nước. Sâm quý ở Trà Linh đang có nguy cơ mất giống.

Tay chơi và những người đẹp gốc Pháp
> Uống rượu như nước, ăn thuốc như cơm

69,5% hộ nghèo

Thông tin Kon Tum có hàng trăm hécta đất trồng sâm Ngọc Linh quý hiếm lan sang huyện Nam Trà My, khiến nhiều người dân và chính quyền phải suy nghĩ. Tại sao Kon Tum làm được mà Quảng Nam lại chịu bó tay? Trong khi đó, Trà Linh là nơi xuất phát gốc gác của sâm Ngọc Linh. Ông Nguyễn Ngọc Kích, Phó Chủ tịch huyện Nam Trà My, ngậm ngùi: “Trà Linh có tới 69,5% hộ đói nghèo, xếp diện nghèo nhất nước. Khó lắm! Giờ muốn xây dựng nông thôn mới trên đó cũng chịu. Mười chín tiêu chí chẳng thể đáp ứng nổi một!”.

Cái nghèo đói của Trà Linh có thể được lý giải rằng: do cách trở địa hình, trình độ dân trí của người Xê Đăng nơi đây còn thấp… Nhưng tại sao sống giữa sâm quý người dân vẫn nghèo?

“Dân ở đây ăn dần rồi trả nợ. Tiền bán sâm có thì mua sắm, ăn nhậu tơi bời. Đến khi hết lại ăn nợ”, anh Tùng bán hàng tạp hóa dọc đường lên thôn 4, xã Trà Linh nói. Một kí sâm loại một có giá trên 50 triệu đồng, nhưng mỗi tháng quán anh Tùng ghi nợ cả mấy chục triệu đồng. Hầu hết quán xá ở Trà Linh làm ăn khấm khá, vì dân làng chi tiêu rộng rãi. Giữa núi rừng, giá sang nhượng một quán nước cũng lên tới 40-50 triệu đồng. Quán nước nào vỏ bia cũng chất từng đống.

Gia đình già Hồ Văn Lôi (73 tuổi, nóc Tắck Lan, thôn 3, xã Trà Linh) trồng hơn 1.000 gốc sâm nhưng vẫn nghèo. Bữa ăn thường chỉ có cơm ăn cùng canh mì tôm bỏ thêm ít cá nục. Hỏi tiền bán sâm đâu hết, già Lôi cười: “Cho con cháu hết rồi”. Thế nhưng con cháu già ai cũng nghèo. Ở Tăck Lan, nhà nào cũng trồng sâm nhưng nhà nào cũng nghèo.

Bán cả sâm non

Ông Hồ Vũ Tuấn, Phó Chủ tịch xã Trà Linh, cho biết: “Có sâm, dân có tiền. Nhưng ngặt nỗi giống sâm thiếu. Năm trước huyện cấp cho 22 ngàn cây giống, chia đều cho hơn 400 hộ chẳng bõ bèn gì. Dân cần tiền nên sâm chưa đủ tuổi cũng bán. Công ty dược chỉ mua sâm trên 7 năm tuổi. Tiểu thương bên Kon Tum qua mua nguyên gốc, cây vài ba năm họ cũng mua hết. Nguy cơ mất giống là điều khó tránh”.

Cty Dược và Vật tư y tế tỉnh Quảng Nam có trại sâm ở nóc Măng Lùng, thôn 2, xã Trà Linh, chịu trách nhiệm nhân giống, cung cấp giống cho huyện Nam Trà My. Theo ông Kích, huyện hỏi mua giống của Cty nhưng họ không có giống. Ngoài Trà Linh, hai xã Trà Nam và Trà Cang cũng đang cần giống.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.