Sông Tranh 2: Thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng

Sông Tranh 2: Thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng
TPO - "Cần thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chưa cho tích nước hoặc có thể không cho tích nước vĩnh viễn", Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nói khi thị sát Thủy điện Sông Tranh 2.

> Đại biểu QH Ngô Văn Minh: Nên dừng thủy điện Sông Tranh 2
> Động đất mạnh nhất từ trước tới nay

> Bỏ thủy điện Sông Tranh là mất 2.500 tỉ đồng

 
Sông Tranh 2: Thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng ảnh 1

16 – 11, một ngày sau trận động đất 4,7 độ richter diễn ra tại Bắc Trà My (Quảng Nam), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cùng Hội đồng nghiệm thu nhà nước về các công trình xây dựng đã đến Bắc Trà My để kiểm tra đập thủy điện Sông Tranh 2 và tình hình thiệt hại sau động đất. 

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã khảo sát bên trong đường hầm Thủy điện Sông Tranh 2, thăm các hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề do động đất và làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam và huyện Bắc Trà My xung quanh vấn đề an toàn đập thủy điện và an toàn dân vùng động đất.

Đại diện tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Ban quản lý dự án thủy điện 3, đơn vị tư vấn thiết kế đều khẳng định đập an toàn.

Quan ngại về sự an toàn của người dân

Tuy nhiên, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My tỏ ra quan ngại về an toàn đập, đặc biệt là an toàn tính mạng của người dân khi động đất có xu hướng xảy ra ngày càng mạnh. Nhiều người to ra lo lắng về các số liệu quan trắc trọng trận động đất vừa qua.

Ông Trần Văn Hải, trưởng Ban quản lý dự án Thủy điện 3 cho biết: Ngay sau khi xảy ra trận động đất mạnh 4,7 độ Richter tại huyện Bắc Trà My vào ngày 15- 11, cơ quan chức năng đã kiểm tra các hạng mục công trình và không phát hiện có ảnh hưởng nào của trận động đất. Nhà của người dân, công trình công cộng bị nứt lớn hơn. Thông kê sơ bộ đến nay đã có 856 công trình nhà ở và 8 công trình công cộng bị hư hỏng nặng.

Ông Đinh Văn Thu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng, quan tâm nhất an toàn đập nhưng lo lớn nhất là động đất. Hơn 48 ngàn hộ của 5 huyện trực tiếp ảnh hưởng rất hoang mang lo lắng. Kết quả đo gia tốc nền là 268 cm/s2 nhưng lại chỉ có 4,7 độ do đó đề nghị các nhà khoa học làm rõ hơn nữa.

“Trạm quan trắc chỉ báo kết quả chứ chưa thể dự báo trước được động đất. Nhiều nhà khoa học nói động đất đến 4,6 độ là hết nhưng giờ lại cao hơn. Động đất 5,5 độ là an toàn đập nhưng công trình nhà dân không thể chịu nổi, dân có an toàn tính mạng? Chúng tôi cần một sự đảm bảo về an toàn đập nhưng cũng phải an toàn cho dân. An toàn đập và động đất phức tạp tỉnh tiếp tục đề nghị không cho tích nước”, ông Thu nói.

Về đền bù cho các hộ dân thì khoảng 2,5 tỷ ông Thu yêu cầu EVN cấn hỗ trợ ngay để chính quyền triển khai.

Không thể yên tâm

Ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc EVN hứa, trong tuần này sẽ giải quyết vấn đề hỗ trợ và trước mắt là 200 triệu đóng góp với huyện tổ chức ngày đại đoàn kết dân tộc cho người dân.

 
Sông Tranh 2: Thực hiện nghiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng ảnh 2

Trước nỗi lo an toàn đập và động đất diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Đức Hải, Bí thư tỉnh ủy Quảng Nam, chia sẻ, việc động đất xảy ra, bản thân lãnh đạo tỉnh Quảng Nam không thể yên tâm và rất lo lắng cho dân.

Cường độ động đất tăng, phạm vi ngày càng rộng nên vấn đề không còn là an toàn đập mà an toàn của hàng ngàn hộ dân nên nếu yên tâm thì không thể yên tâm được.

“Người dân làm sao yên tâm, dám ở trong những ngôi nhà nứt nẻ chằng chịt như vậy. Phải làm sao để có câu trả lời cho nhân dân, cho công luận trong cả nước rõ ràng. Các đoàn đến kiểm tra, không thể cứ tới chỉ tay vào vết nứt rồi ra đi, người dân thì vẫn lo lắng. Nếu cần thiết thì phải di dời nhà cửa dân nứt nẻ, không thể chờ nhà sập rồi mới khắc phục. Đã hứa với dân là phải làm cho dân”, ông Hải nói.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, sau khi các ý kiến của các chuyên gia, chủ đầu tư, lãnh đạo tỉnh về công trình thủy điện Sông Tranh 2 và việc công trình này rò rỉ nước đã gây ra các tranh cãi cho các nhà khoa học, gây tâm lý bất an cho người dân.

Động đất không thể lường trước. Động đất đã làm hỏng nhà dân có thiệt hại về kinh tế và đặc biệt là gây tâm lý hoang mang lo lắng cho dân, do đó phải coi an toàn cho dân là nhiệm vụ số một.

“Cần phải thực hiện nghiêm theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chưa cho tích nước hoặc có thể không cho tích nước vĩnh viễn. Việc này cần tính toán kĩ lưỡng. Đây không chỉ là nhiệm vụ khoa học mà phải xem là một nhiệm vụ chính trị, làm phải quyết liệt!”, ông Dũng nói.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện các hoạt động lắp ráp các trạm quan trắc mà các chuyên gia tư vấn AF Colenco (Thủy Sỹ) yêu cầu.

Các thiết bị quan trắc gia tốc nền không đảm bảo, chưa đạt yêu cần phải thay thế ngay. Nhanh chóng mời các chuyên gia nước ngoài về kiểm tra động đất tại Sông Tranh 2 và có kết luận sớm nhất. Chủ đầu tư cần tập trung hỗ trợ, thực hiện những gì đã cam kết và phát sinh sau động đất.

Sáng nay (16-11), Quốc hội thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Phó đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Trần Xuân Vinh đã "làm nóng" nghị trường với vấn đề thủy điện Sông Tranh 2

Kính thưa Quốc hội, nhân đây tôi xin phép được chuyển lời biết ơn của bà con cử tri tỉnh Quảng Nam đến Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, các nhà khoa học chân chính- đặc biệt là sự quan tâm của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, các quý vị đại biểu Quốc hội đã quan tâm đến sự cố thấm nước, động đất ở thủy điện Sông Tranh 2.

Tuy nhiên, khi Quốc hội chúng ta đang bàn bạc về sửa đổi Hiến pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thì ngày hôm qua (15-11), khu vực thủy điện Sông Tranh 2 đã liên tục xảy ra 2 trận động đất dữ dội, làm rung chấn đến thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Ngãi. Lòng dân đã bất an, nay càng bất an hơn.

Kính thưa Quốc hội, xin nhắc đến đạo trị quốc, đến tư tưởng lấy dân làm gốc được Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Đảng và Nhà nước ta lấy làm bài học, làm phương châm xuyên suốt để lãnh đạo đất nước trong quá trình đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Chính vì vậy, nhân dân tin tưởng rằng Đảng, Quốc hội, Nhà nước và quý vị đại biểu Quốc hội sẽ không vì mục tiêu phát triển kinh tế với số vốn đã đầu tư cho thủy điện Sông Tranh 2 mà quên đi quyền được sống đã được Hiến pháp đề cập. Đó là tính mạng của hàng vạn người dân sẽ không còn quyền được sống và quyền mưu cầu hạnh phúc nếu sự cố vỡ đập Sông Tranh 2 xảy ra.

Đây không chỉ là nỗi lo, là trách nhiệm và trăn trở của chính quyền, của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Nam, các tỉnh, khu vực thành phố ở miền Trung, mà còn là trách nhiệm, là đạo đức của Đảng, của cả hệ thống chính trị của chúng ta.

Chương III về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường, khái niệm sở hữu toàn dân quy định tại Điều 52 chưa được minh bạch, phân định rõ ràng những tài sản là sở hữu toàn dân được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân, tổ chức kinh tế quản lý khai thác phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế thì họ có quyền, nghĩa vụ như thế nào. Trong trường hợp này, ai sẽ là người có quyền năng thực sự, đây là chỗ trống cần được hiến định rõ ràng trong Hiến pháp. Những thiệt hại về rừng, về tài nguyên khoáng sản, những thất thoát về vốn, về tài sản làm thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế quốc gia tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong thời gian qua là minh định, minh chứng rõ ràng cho vấn đề này.

Điều 46 về an sinh xã hội, đề nghị bổ sung đối tượng là người yếu thế, vì người yếu thế có nhược điểm về thể chất và tinh thần nhưng chưa đến mức trở thành người khuyết tật; vì vậy, đề nghị xem xét Hiến pháp cần phải bảo hộ về chính sách an sinh xã hội cho các đối tượng này.

Theo Lao Động

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.