Sự cố môi trường Formosa: Ngành Du lịch ảnh hưởng nghiêm trọng

Bãi biển Nhật Lệ - Quảng Bình. Ảnh: Ngọc Châu
Bãi biển Nhật Lệ - Quảng Bình. Ảnh: Ngọc Châu
TP - Chiều 15/7, tại Hội nghị “Định hướng phát triển ngành Du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, đại diện UBND tỉnh Quảng Bình nhấn mạnh, việc Formosa xả thải, gây ra sự cố môi trường biển đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến ngành Du lịch trong 6 tháng đầu năm.

Giải quyết triệt để sự cố môi trường biển

Báo cáo tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Trần Tiến Dũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển ở miền Trung, lượng khách du lịch đến Quảng Bình sụt giảm nghiêm trọng. “Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, khách sạn, nhà hàng trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn, ngành Du lịch Quảng Bình bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tác động lớn đến đời sống của hơn 4.000 lao động trực tiếp và 7.300 lao động gián tiếp”, ông Dũng cho hay.

Để khắc phục khó khăn, Quảng Bình đã đưa ra các chương trình kích cầu du lịch, giảm giá các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, giảm 30% vé tham quan cho khách đến động Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường… Tuy nhiên, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình chỉ đạt hơn 1,3 triệu lượt khách, giảm 20,3% so với cùng kỳ 2015. 

Trước tình hình trên, Quảng Bình kiến nghị Chính phủ chỉ đạo giải quyết triệt để sự cố môi trường biển, tạo điều kiện để khôi phục các ngành kinh tế biển nói chung và du lịch nói riêng. Tỉnh này cũng kiến nghị có giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp về thuế, đất đai, tín dụng và cung cấp gói hỗ trợ cho tỉnh, bù đắp thiệt hại cho doanh nghiệp để khắc phục hậu quả sự cố môi trường biển do Formosa gây ra...

Một vấn đề khác nhận được sự quan tâm trong ngành Du lịch là tình trạng xuyên tạc văn hóa, lịch sử của các hướng dẫn viên. Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Xuân Bình cho biết, Hải Phòng đã tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện và có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. “Không để các doanh nghiệp du lịch nước ngoài núp bóng hoạt động kinh doanh trên địa bàn thành phố làm ảnh hướng đến uy tín, chất lượng và thương hiệu du lịch Hải Phòng”, ông Bình nói.

Khách du lịch sợ nhất chặt chém

Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, mục tiêu đề ra tại chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đến năm 2020 sẽ thu hút 14 – 15 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đóng góp 9-10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 29 – 32,5 tỷ USD, tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 1 triệu việc làm trực tiếp.

Để ngành Du lịch cất cánh, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu đề ra, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, trước tiên cần phải nhận thức như thế nào về du lịch với tư cách là một ngành kinh tế. Đây là ngành kinh tế dịch vụ mang nội dung văn hóa, có tính chất tổng hợp liên ngành, liên vùng. Đề án cần đưa ra được thước đo cụ thể, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của ngành Du lịch như thế nào chứ không đơn thuần chỉ là thống kê bao nhiêu khách du lịch đến Việt Nam mỗi năm.

Để khắc phục khó khăn, Quảng Bình đã đưa ra các chương trình kích cầu du lịch, giảm giá các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, giảm 30% vé tham quan cho khách đến động Phong Nha, Tiên Sơn, Thiên Đường… Tuy nhiên, tổng số khách du lịch đến Quảng Bình chỉ đạt hơn 1,3 triệu lượt khách, giảm 20,3% so với cùng kỳ 2015.

MỚI - NÓNG