Sử dụng ngân sách để thanh toán dịch vụ công ở Hà Nội
TP - Liên quan đến việc tắc thanh toán các dịch vụ công ích thiết yếu như vận hành thoát nước, thu gom, xử lý rác thải, xe buýt, trả lời câu hỏi của Tiền Phong về giải pháp tháo gỡ của Chính phủ, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) cho biết, trong Nghị định 32 có những điều khoản chuyển tiếp.

Song do một số nguyên nhân khách quan, việc đấu thầu không hoàn thành vào thời điểm 31/12/2019, dẫn đến những việc mà Hà Nội đã đặt hàng, đã giao cho các doanh nghiệp thực hiện chưa có cơ sở để thanh toán.
Vì thế, theo ông Dũng, trong phiên họp Chính phủ thường kỳ, VPCP đã tổng hợp báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng. Trên cơ sở đó, Thủ tướng đã đồng ý cho UBND thành phố Hà Nội sử dụng ngân sách nhà nước để thanh toán đối với phần khối lượng đã được các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện từ ngày 1/1/2020 cho đến thời điểm có kết quả đấu thầu. Mức giá thanh toán không được cao hơn giá đã thực hiện đặt hàng theo hợp đồng 2019 và không cao hơn giá trúng thầu 2020.
Cùng chuyên mục

Xác định nhóm đối tượng ném đá ô tô trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Bản tin 8H: Thầy giáo nước ngoài tử vong trong căn nhà khóa kín ở Cà Mau

Bản tin 8H: Hai lần dùng CMND của người khác để lên máy bay

Hai bé bị bỏ rơi ở bờ đê giữa trời giá rét: Sợ hãi khi gặp người lạ

Ô tô tải va chạm với xe bồn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế tử vong trong cabin

Những hình ảnh, hiện vật sinh động về cuộc đời của vị Bộ trưởng Công an đầu tiên

‘Trận địa’ pháo hoa trước giờ khai hoả chào mừng thành phố Phú Quốc

Xác định nhóm đối tượng ném đá ô tô trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn
Xác định nhóm đối tượng ném đá ô tô trên cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn
Ám ảnh lan đột biến
Ám ảnh lan đột biến
Chặn sớm nguồn ô nhiễm từ xe máy cũ, nát