Sữa bột “Solar Milk” có xuất xứ Trung Quốc

Sữa bột “Solar Milk” có xuất xứ Trung Quốc
TP - Mặc dù chủ cơ sở cho biết đã ngưng sản xuất sữa bột dành cho “phụ nữ mang thai và người gầy” cách đây 2 tháng nhưng khi kiểm tra, vẫn phát hiện khối lượng lớn sữa ghi ngày sản xuất là 12/9/2008.

Toàn bộ nguyên liệu làm sữa bột đều có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Sữa bột “Solar Milk” có xuất xứ Trung Quốc ảnh 1

Phát hiện sữa bột của Cty Việt Á có nguồn gốc nguyên liệu từ Trung Quốc

Sáng 25/9, Thanh tra Sở Y tế TPHCM tiến hành kiểm tra đột xuất Cty TNHH Chế biến thực phẩm Á Việt (73-75, đường D11, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú). Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở không sản xuất, không còn sản phẩm.

Tuy nhiên, tại lầu 1 của cơ sở, Đoàn phát hiện số lượng lớn bao nilon, hộp đóng gói chưa được sử dụng và một số phụ gia không rõ nguồn gốc dùng để sản xuất sữa bột đóng gói. Đại diện cơ sở này cho biết, Cty đã ngưng sản xuất cách đây hai tháng.

Trước đó, Cty đã sản xuất 7 sản phẩm sữa bột như: sữa cho nguời gầy, phụ nữ mang thai, người cao tuổi…đều mang thương hiệu SOLAR MILK và  đã được phân phối, ký gửi tại 76 nhà sách, trường mầm non tư thục, siêu thị tại TPHCM và một số tỉnh miền Tây.

Sau khi kiểm tra giấy xuất, nhập kho, Đoàn phát hiện nguyên liệu sản xuất sữa bột của Cty Á Việt có bột kem và một số nguyên liệu xuất xứ từ Trung Quốc như Dextrose, Maltodextrin, Non Dairy Cremmer, Full Cream Powder... do Cty Cổ phần Hóa chất Á Châu ở số 364 đường Cộng Hòa, quận Tân Bình cung cấp.

Chưa hết, nhãn của sản phẩm sữa không phù hợp với hồ sơ công bố, một số hộp đóng gói có tẩy xóa ngày sản xuất, hạn sử dụng và không có sổ theo dõi nguồn gốc nguyên liệu nhập.

Theo danh sách phân phối hàng của Cty, Đoàn thanh tra đã tiến hành mua sản phẩm sữa của đơn vị này đang bày bán tại Nhà sách Bình Tân (9/6 Lê Trọng Tấn, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân) để đưa về xét nghiệm.

Trên 2 hộp sữa mua được có ghi ngày sản xuất là 21/ 8 và 12/9/2008 và hạn sử dụng đến tháng 4/2010. Giải thích cho sự tréo ngoe này, đại diện Cty cho biết do nhiều nhân viên giao hàng làm bẹp hộp khi vận chuyển nên phải thay sữa vào vỏ hộp mới (!?)

Thanh tra Bộ Y tế cùng vào cuộc

Sáng 25/9, Đoàn 2 Thanh tra liên ngành Bộ Y tế đã có buổi làm việc tại TPHCM để triển khai kế hoạch thanh tra nguồn gốc nguyên liệu sữa và các sản phẩm từ sữa trên địa bàn TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Quá tải xét nghiệm melamine trong sữa

Bác sĩ Nguyễn Xuân Mai - Phó Viện trưởng Viện vệ sinh y tế công cộng TPHCM cho biết như vậy.

Theo bác sĩ Mai, sau khi Bộ y tế yêu cầu kiểm tra đồng loạt các mẫu sữa để tìm chất melamine, hôm qua 25/9 Viện đã mở rộng công suất 3 la bô xét nghiệm hoạt động.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Mai, một mẫu sữa sau quá trình phân tích, sàng lọc để tìm ra chất melamine phải mất hơn 3 giờ.

Trong khi đó, hiện nay Viện đã tiếp nhận hơn 300 mẫu sữa từ các Đoàn thanh tra gửi đến, cùng một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa nên trong tình trạng quá tải.

Theo ông Bùi Đức Phong - Phó Chánh thanh tra Bộ Y tế, lần thanh tra này không chỉ tập trung kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu sản phẩm sữa, nhãn mác, chất phụ gia, hồ sơ công bố tiêu chuẩn của các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất kinh doanh sữa Trung Quốc... mà còn thanh tra cơ sở vật chất các điểm sản xuất, kinh doanh sữa khác.

Sau khi kiểm tra sẽ lấy mẫu gửi về Viện Dinh dưỡng quốc gia và Viện Vệ sinh y tế công cộng kiểm nghiệm. Báo cáo với đoàn thanh tra, bác sĩ Nguyễn Văn Châu- GĐ Sở Y tế TPHCM cho biết: Hiện Sở đã tiếp nhận 111 cơ sở kinh doanh sản xuất sữa đăng ký công bố chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, báo cáo của Hải quan thành phố cũng cho thấy từ đầu năm đến nay đã có 13 Cty tại thành phố đã nhập khẩu sữa có nguồn gốc nước ngoài. Sở Y tế cũng cho biết đã kiểm tra được 60 cơ sở kinh doanh, chế biến sữa và đã lấy mẫu đi kiểm nghiệm.

Chiều cùng ngày, Đoàn thanh tra Bộ Y tế đã tiến hành kiểm tra đột xuất Cty TNHH TM-DV Đại Kim Minh (ở 61 Độc Lập, P. Tân Thành, Q.Tân Phú). Đoàn phát hiện Cty có hợp đồng quá cảnh cho chủ hàng là Cty New Luck Trading ở Phnompenh, Campuchia với hơn 2,3 tấn sữa đặc có đường có xuất xứ từ Trung Quốc.

Lô hàng này được nhập từ Trung Quốc qua cảng Cát Lái, TPHCM và sau đó vận chuyển sang Campuchia vào cuối tháng 6/2008. Tiếp tục kiểm tra Văn phòng đại diện Cty TNHH DVXNK Việt Trần (ở 72/13A Nhất Chi Mai, P.13, Q. Tân Bình), đại diện Cty cho biết, Cty cũng là đơn vị nhập quá cảnh hàng hóa.

Hồ sơ Hải quan TPHCM cung cấp cho thấy từ đầu năm đến nay, Cty đã nhận quá cảnh 33 lô sữa bột, sữa hộp và sữa bò lon. Nơi đến của các lô hàng này là cảng Thượng Hải và Hàng Châu của Trung Quốc. Hiện Đoàn thanh tra đã lập biên bản và yêu cầu 2 Cty trên sớm hoàn thiện hồ sơ để Đoàn tiếp tục giải quyết.

11 sản phẩm sữa có xuất xứ từ Trung Quốc

1. Sữa bột hiệu Dauno của Cty sữa Dauno An Huy, TQ do Cty CP XNK&TM Minh Hoa nhập khẩu.

2-3. Sữa bột nguyên kem có đường và nguyên kem của Cty sữa Ngân Hà ở Vân Nam, TQ  do Cty CP  XNK Đông Nam Á nhập khẩu.

4. Sữa bột GT&F Powder của Cty Taiwan Wa Chein Đài Loan, TQ do Cty Hiền Anh nhập khẩu.

5. Sữa tươi tiệt trùng YiLI của Tập đoàn YILI Nội Mông, TQ do Cty Kim Ấn phân phối.

6. Sữa bột nguyên kem Full Cream Powder của Cty Longcom Enterprise Ltd, TQ do Cty CP Á Châu nhập khẩu.

7.Sữa đen.

8. Sữa khuẩn axit lactic.

9. Sữa đu đủ.

10. Sữa ngô.

11.Sữa đỏ đều của Cty Sữa bậc nhất Hoàng gia Quảng Tây, TQ do Cty ĐT TM XNK Linh Thu nhập khẩu.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.