Sửa đổi đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu

Sửa đổi đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu theo hướng để Chính phủ quy định chi tiết theo điều kiện từng thời kỳ.
Sửa đổi đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu theo hướng để Chính phủ quy định chi tiết theo điều kiện từng thời kỳ.
TPO - Tại bản Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi mới nhất vừa được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 20/9, đơn vị soạn thảo đã sửa đổi đề xuất về tăng tuổi nghỉ hưu so với các dự thảo trước đó.

Về tăng tuổi nghỉ hưu, các bản Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi trước đây đề xuất 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021, với nam tăng lên 62 tuổi, nữ tăng lên 60 tuổi. Các phương án đưa ra chỉ là mỗi năm tăng thêm 3 tháng hoặc 4 tháng.

Sau khi tiếp thu y kiến góp ý với các đề xuất trên, Dự Luật mới nhất đã thay đổi căn bản các đề xuất, dù vẫn có 2 phương án tăng tuổi nghỉ hưu được đưa ra.

Phương án 1: Luật chỉ chốt tuổi nghỉ hưu, còn lộ trình tăng ra sao do Chính phủ điều chỉnh.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện làm việc bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam và đủ 60 tuổi đối với nữ. Căn cứ theo ngành nghề, công việc, điều kiện lao động, nhu cầu thị trường, xu hướng già hóa dân số...  Chính phủ quyết định lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ 1/1/2021.

Phương án này vẫn giữ đề xuất với người lao động làm việc trong lĩnh vực nặng nhọc, độc hại, suy giảm sức khỏe... được nghỉ hưu trước 5 năm; người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được nghỉ hưu muộn hơn 5 năm so với tuổi trên.

Phương án 2: Đưa ra mốc năm để đạt tuổi hưu, còn Chính phủ quy đinh chi tiết về lộ trình tăng.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện làm việc bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với nam vào năm 2028, và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu từ đủ 60 tuổi 3 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với nữ; sau đó, mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với và 4 tháng đối với nữ.

Phương án này cũng giữ đề xuất với người lao động làm việc trong lĩnh vực nặng nhọc, độc hại, suy giảm sức khỏe... được nghỉ hưu trước 5 năm; người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao được nghỉ hưu muộn hơn 5 năm so với tuổi trên.

Theo luật hiện hành, tuổi nghỉ hưu trong điều kiện bình thường là 60 tuổi với nam, và 55 tuổi với nữ. Trường hợp làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, suy giảm sức khỏe... được nghỉ hưu trước 5 năm; lao động có chuyên môn kỹ thuật được nghỉ hữu muộn hơn 5 năm.

 
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.