Súng thần công gần 200 tuổi được bán như sắt vụn

Súng thần công gần 200 trăm tuổi được bán như sắt vụn.
Súng thần công gần 200 trăm tuổi được bán như sắt vụn.
TPO - Trung lúc thi công trên địa bàn xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), công nhân Công ty cổ phần đầu tư xây dựng du lịch và thương mại Thẩm Gia phát hiện một khẩu súng thần công cổ nhưng không bàn giao cho chính quyền địa phương mà bán cho một người dân với giá 900 nghìn đồng.

Theo báo cáo của UBND xã Quan Lạn, vào khoảng 10h30 ngày 19/12/2017, đơn vị thi công dự án nước sạch khi đào rãnh qua khu vực trước nhà anh Chiên Mai, thôn Sơn Hào đã cuốc được một đấu pháo bằng sắt đặc có chiều dài 1,2m, chiều rộng lòng 40cm, bên ngoài đã hoen gỉ.

Điều đáng nói, khi đào được khẩu súng thần công này, đơn vị thì công đã không báo cáo với chính quyền mà quyết định bán cho anh Phạm Vận Câu thôn Sơn Hào (chuyên thu mua đồng nát) với giá 900 nghìn đồng. 

Ngay sau khi nhận được tin báo từ người dân, UBND xã đã cử cán bộ xuống hiện trường để xác minh sự việc thì khẩu súng thần công này đã được anh Câu bán lại cho một người khác với giá 1,3 triệu đồng. UBND xã đã lập biên bản hiện vật và bàn giao cho trưởng thôn Sơn Hào và thủ từ đền Vân Sơn quản lý tạm thời đê báo cáo cấp trên. 

Súng thần công gần 200 tuổi được bán như sắt vụn ảnh 1

Báo cáo của UBND xã Quan Lạn về vụ việc

Theo một số người đọc được chữ Nho đúc trên thân súng cho biết, khẩu súng được sản xuất vào khoảng năm 1838, với trọng lượng gần 4 tạ.

Hiện, khẩu súng đang được quản lý chặt chẽ, chờ cơ quan chức năng của huyện Vân Đồn và tỉnh Quảng Ninh về giám định niên đại, làm rõ những vấn đề liên quan đến sự có mặt, tồn tại của cổ vật tại xã đảo Quan Lạn và quản lý theo quy định. 

Được biết, khu vực xã Quan Lạn trước đây là thương cảng Vân Đồn, một thương cảng sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Vị trí chính xác của thương cảng cổ nằm ở vụng Cái Làng thuộc phía Đông Bắc xã đảo Quan Lạn. Vân Đồn trở thành thương cảng thịnh vượng, trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á từ thế kỷ XII đến XVIII, với sự tham gia của các thương nhân đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan…

MỚI - NÓNG