Tái cơ cấu Vinashin: Nhìn từ địa lợi, nhân hòa

Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng:Không có chuyện lỗ 100.000 tỷ đồng
Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng:Không có chuyện lỗ 100.000 tỷ đồng
TP - Khả năng trả nợ của Vinashin được các đại biểu Quốc hội đưa ra chất vấn hai bộ trưởng GTVT và Tài chính, ngày 23- 11. Báo cáo trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ tin tưởng vào thành công của việc tái cơ cấu tập đoàn này sau khi phân tích các yếu tố “địa lợi, nhân hòa”.
Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng:Không có chuyện lỗ 100.000 tỷ đồng
Bộ trưởng Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng:Không có chuyện lỗ 100.000 tỷ đồng.

Xác định khoản nợ

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) và một số đại biểu khác, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng khẳng định không có chuyện Vinashin lỗ 100.000 tỷ đồng.

“Vinashin có tổng tài sản 104.000 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là 86.000 tỷ… Việc lỗ bao nhiêu các cơ quan đang tiếp tục làm. Nhưng tôi khẳng định không có câu chuyện lỗ 100.000 tỷ đồng”, ông Dũng nói.

Theo Bộ trưởng, 86.000 tỷ là nợ của doanh nghiệp (DN) đầu tư phát triển và việc vay, nợ trong hoạt động kinh doanh của DN là rất bình thường. Tuy nhiên, nợ của Vinashin gấp 11 lần vốn chủ sở hữu là không bình thường, vượt quá cao so với tỷ lệ cho phép.

Đại biểu Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An) chất vấn tại Quốc hội
Đại biểu Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An) chất vấn tại Quốc hội . Ảnh: Hồng Vĩnh

“Số nợ không có nghĩa là số lỗ. Khoản nợ này và số tài sản này đang nằm trong tài sản hiện hữu của Vinashin, trong hơn 100 cơ sở sản xuất, 28 cơ sở đóng tàu đang hoạt động, 14 cơ sở đang đầu tư dở dang, trong đó có hàng chục hợp đồng đóng tàu đang dở dang…”.

Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh cũng cho biết đang yêu cầu các cơ quan kiểm toán xác định giá trị thực của các tài sản này, trên cơ sở đó mới làm rõ được giá trị thực còn lại là bao nhiêu.

Không trả nợ thay

Theo Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng, bằng cơ chế đúng pháp luật, Nhà nước sẽ hỗ trợ Vinashin các điều kiện tiếp cận vốn để duy trì hoạt động sản xuất. Bản thân tập đoàn phải bằng hoạt động kinh doanh của mình để trả nợ, chứ Nhà nước không trả nợ thay cho Vinashin.

Nhắc lại quan điểm trên khi trả lời chất vấn của ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau), ĐB Ngô Minh Hồng (TPHCM), Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh nói: “Vinashin phải chịu trách nhiệm trả nợ. Giả sử, nếu không tái cơ cấu mà bán Vinashin để thu hồi vốn thì hiệu quả sẽ thấp và cũng có khả năng Nhà nước phải trả nợ thay choVinashin. Vấn đề là chúng ta đã tái cơ cấu, phải để cho tập đoàn sản xuất hiệu quả để có thể tự trả nợ”.

Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh:Kiểm toán sẽ xác định giá trị thực tài sản của tập đoàn
Bộ trưởng tài chính Vũ Văn Ninh:Kiểm toán sẽ xác định giá trị thực tài sản của tập đoàn.

Đại biểu Đồng Hữu Mạo (Thừa Thiên - Huế) đề nghị làm rõ trách nhiệm các bộ, ngành trong đó có Bộ Tài chính trước sự việc của Vinashin, Bộ trưởng Ninh cho biết: Luật Doanh nghiệp nhà nước đã giao cho tập đoàn được quyền huy động vốn và tự chịu trách nhiệm về vốn huy động.

Do vậy, Bộ Tài chính không phải là cơ quan được quyết định cụ thể phương án đầu tư, phê duyệt phương án sản xuất. Do vậy, Bộ cũng không phải cơ quan quyết định cụ thể vốn của doanh nghiệp đầu tư vào đâu, mua cái gì.

Nhìn từ địa lợi, nhân hòa

Báo cáo trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng ban chỉ đạo Tái cơ cấu Vinashin khẳng định sự cần thiết của việc tái cơ cấu này: “Vinashin lâm vào phá sản và chọn phương án tái cơ cấu, có thể nói hết sức khó khăn. Nhưng nếu chúng ta không tái cơ cấu thì có nghĩa là cơ bản cơ sở vật chất đó trở thành đống sắt vụn. Nếu chúng ta cơ cấu thì nó sẽ phục hồi, phát triển và tự trả được nợ”.

Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng:Tái cơ cấu đúng hướng sẽ giúp tập đoàn đứng vững và tự trả được nợ
Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng:Tái cơ cấu đúng hướng sẽ giúp tập đoàn đứng vững và tự trả được nợ.

Phó Thủ tướng cũng thông báo một số tín hiệu lạc quan sau khi thực hiện tái cơ cấu: Tất cả công nhân viên của Vinashin đã có việc làm với mức lương bình quân 2,8 triệu đồng/tháng, công nhân làm nhiệm vụ vận tải tàu biển 6 triệu đồng/tháng. Số chuyển sang Dầu khí trên 3 triệu đồng/tháng.

“Vinashin là bài học chung cho chúng ta, không riêng một ai cả, cho cả Quốc hội, cho cả Chính phủ và cho cả lãnh đạo Nhà nước về việc thí điểm. Chúng ta phải chỉnh đốn làm tốt hơn, đặc biệt là trong vấn đề xây dựng luật và ban hành các quy chế dưới luật để quản lý” - Bộ trưởng KH-ĐT Võ Hồng Phúc.

“Bộ Tài chính đã thanh tra, kiểm tra và phát hiện thấy vi phạm của Vinashin và yêu cầu tập đoàn xử lý các kiến nghị của thanh tra. Tuy nhiên, có việc tập đoàn xử lý nhưng cũng có việc chưa thực hiện nghiêm túc. “Bài học rút ra là phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và triển khai xử lý một cách triệt để, mạnh mẽ hơn khi phát hiện ra những vi phạm”- Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh.

Nguyễn Tuấn ghi

Về sản xuất, 28 nhà máy đóng tàu đã hoạt động trở lại, 27 con tàu dở dang cũng tiếp tục đóng. Năm nay, Vinashin đóng được 66 con tàu, có giá trị doanh thu gần 600 triệu USD, cộng với doanh thu phụ trợ sẽ có doanh thu 14.000 tỷ đồng.

Nếu sản xuất kinh doanh phục hồi, tàu đóng và bán được thì có tiền trả nợ, trả nợ dài hạn, trả nợ ngắn hạn và tiếp tục phát triển được. Nếu thị trường tốt, quản trị và quản lý tốt, sang năm Vinashin có thể tiếp tục lỗ ít, và năm 2012 có thể đứng vững được và giảm lỗ. Từ năm 2013, 2014 sẽ có lãi.

“Chúng tôi tính cả nợ ngắn hạn, cả nợ dài hạn cộng với tiền lãi suất do vay nợ gây ra thì Vinashin đều có khả năng đảm bảo trả nợ. Đây là vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm nhất. Đấy chính là 104.000 tỷ tài sản và 86.000 tỷ tiền nợ, hướng đi của nó là như vậy, đó là đường hướng của tái cơ cấu”, Phó Thủ tướng nói.

Với trách nhiệm là Trưởng ban chỉ đạo Tái cơ cấu Vinashin, Phó Thủ tướng cho rằng, tái cơ cấu tập đoàn này phải qua ba bước: củng cố, ổn định và phát triển. Ba bước này chắc chắn phải mất 4 - 5 năm và không đơn giản.

“Nếu thiên thời tốt, thị trường thế giới phục hồi trở lại tốt, chúng ta sẽ thành công. Địa lợi thì chắc chắn là tốt rồi, bởi vì chúng ta là nước có biển. Thêm nhân hòa nữa, nếu Quốc hội ủng hộ, công luận ủng hộ, cán bộ, công nhân viên Vinashin đã sẵn sàng, chúng ta sẽ thành công”- Phó Thủ tướng kết luận.

Rút ra bài học từ Vinashin

“Vấn đề điều tra, xử lý vi phạm tại Vinashin đang tiến hành; những người cố ý, những người làm trái, những người vi phạm thì sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật và cơ quan điều tra cũng đang làm một cách rất tích cực.

Bộ Chính trị cũng chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm một cách nghiêm túc từ người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng liên quan và Tập đoàn rất công bằng.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì việc này, giúp Bộ Chính trị và Ban Bí thư làm công tác kiểm điểm một cách nghiêm túc, tất nhiên kết quả kiểm điểm sẽ công khai trước công luận” - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG