Tàn phá, lấn chiếm rừng phòng hộ đầu nguồn

Kết quả của đoàn kiểm tra cho thấy, diện tích rừng bị phá ở xã miền núi Vĩnh Hà nằm ở khoảnh 11, tiểu khu 558, người dân phát, đốt trồng lại cây keo với diện tích hơn 5 ha. Ảnh: Quangtriplus
Kết quả của đoàn kiểm tra cho thấy, diện tích rừng bị phá ở xã miền núi Vĩnh Hà nằm ở khoảnh 11, tiểu khu 558, người dân phát, đốt trồng lại cây keo với diện tích hơn 5 ha. Ảnh: Quangtriplus
TP - Các khu rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn và rừng trồng ở 2 huyện Triệu Phong và Vĩnh Linh (Quảng Trị) liên tục bị tàn phá, lấn chiếm mà vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn.

Mới đây, huyện Vĩnh Linh đã thành lập đoàn kiểm tra tình trạng phá rừng tự nhiên phòng hộ ở xã miền núi Vĩnh Hà. Những năm trước đây, UBND xã Vĩnh Hà được giao quản lý một số diện tích rừng tự nhiên phòng hộ khá lớn, song từ năm 2015, do buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương nên người dân đã phá rừng phòng hộ để chuẩn bị đất trồng rừng mới khiến dư luận bức xúc.

Kết quả của đoàn kiểm tra cho thấy, diện tích rừng bị phá nằm ở khoảnh 11, tiểu khu 558, người dân phát, đốt trồng lại cây keo với diện tích hơn 5 ha. Nhiều cây rừng có đường kính thân 15-25 cm. Đại tá Lê Phương Nam, Trưởng Công an huyện Vĩnh Linh cho hay, đây là vụ phá rừng phòng hộ nghiêm trọng, diện tích rừng bị phá lớn, hiện lực lượng đang tích cực điều tra để sớm có kết quả.

Ngày 15/5, theo Chủ tịch xã Vĩnh Hà Võ Văn Sanh, xã Vĩnh Hà đã thành lập tổ chốt chặn gồm 8 người để canh gác hằng ngày. Từ tháng 3 đến nay, xã đã bố trí lực lượng tham gia chốt chặn tuần tra nghiêm ngặt tại khu vực rừng tự nhiên đầu nguồn bị phá ở tiểu khu 558. Xã cũng tập trung tuyên truyền vận động nhân dân tự giác tố cáo tội phạm, không tham gia phá rừng.

Từ năm 2013 đến nay, tổng cộng hơn 60 ha đất rừng ở mạn Tây huyện Triệu Phong của Cty TNHH Lâm nghiệp Triệu Hải (thuộc Sở NN-PTNT Quảng Trị) liên tục bị người dân lấn chiếm. Giám đốc Cty Lê Hoài Nhân cho biết, số diện tích rừng này được Cty khai thác, chuẩn bị đất để trồng mới, nhưng người dân sống khu vực xung quanh tự tiện vào phá, cuốc, đốt để đưa cây giống vào trồng. Gần đây, Cty đang tổ chức san ủi thực bì chuẩn bị trồng rừng tại khoảnh 1, tiểu khu 800 thì hơn 130 người dân tự ý đưa cây giống vào trồng trên diện tích 2/5 ha đất mà Cty đã san ủi. Để tránh xô xát đụng độ, Cty phải ngừng thi công, rút máy ra khỏi hiện trường nhưng người dân vẫn tiếp tục trồng rừng trên diện tích đất
còn lại.

Ngày 15/5, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sĩ Đồng cho hay, để giải quyết dứt điểm việc xâm lấn đất rừng Cty TNHH Lâm nghiệp Triệu Hải, tỉnh đã yêu cầu UBND huyện Triệu Phong chỉ đạo Công an huyện có biện pháp giáo dục răn đe các đối tượng cầm đầu kích động người dân lấn chiếm đất trái pháp luật, kịp thời ngăn chặn, xử lý các đối tượng vi phạm nhằm ổn định an ninh, trật tự ở địa phương.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.