Tăng cường chống oan sai

Tăng cường chống oan sai
TP - Đó là yêu cầu được Quốc hội nhấn mạnh trong Nghị quyết “Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm” được hơn 85% đại biểu tán thành thông qua chiều 27/11.

> 'Chưa cán bộ nào bị truy tố vì xử oan sai cho người vô tội'
> Nhà người bị tù oan 10 năm lại chật người đến chia vui

Không được bức cung, nhục hình

Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội (QH) đối với Dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, một số đại biểu đề nghị bổ sung các biện pháp như: Cơ quan điều tra, điều tra viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về điều tra; nâng cao chất lượng công tác điều tra, thu thập đầy đủ cả chứng cứ buộc tội và gỡ tội;

tạo điều kiện cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu; trọng chứng hơn trọng cung; không được bức cung, dùng nhục hình; Nâng cao chất lượng các điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, thanh tra viên, kiểm toán viên.

Tòa án các cấp phải tạo điều kiện cho bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tranh luận dân chủ không kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Tiếp thu đầy đủ các ý kiến này, Ủy ban Thường vụ QH đã bổ sung các biện pháp trên vào Nghị quyết.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn hoạt động tranh tụng của kiểm sát viên tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự. Do vậy, Nghị quyết nêu rõ: “Yêu cầu kiểm sát viên phải chủ động tham gia xét hỏi, luận tội có căn cứ thuyết phục, đối đáp đầy đủ ý kiến của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác”.

Không quy định “tử hình bằng xử bắn”

Một số đại biểu đề nghị quy định “tử hình bằng xử bắn” vào nội dung Nghị quyết. Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng, việc bổ sung hình thức tử hình bằng xử bắn đồng thời với hình thức bằng tiêm thuốc độc là vấn đề hệ trọng, phức tạp liên quan thẩm quyền quyết định hình thức tử hình, liên quan sửa đổi nhiều quy định trong Luật Thi hành án hình sự hiện hành như: UBTVQH đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Tư pháp làm việc với lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao về vấn đề này.

Các cơ quan đều thống nhất là không bổ sung hình thức tử hình bằng xử bắn vào Nghị quyết này. Do đó UBTVQH đề nghị không quy định “tử hình bằng xử bắn” vào nội dung Nghị quyết. Theo Nghị quyết, QH yêu cầu triệt để khắc phục tình trạng lạm dụng các tình tiết giảm nhẹ quy định tại các điều 46, 47 và Điều 60 (thân nhân tốt; phạm tội lần đầu; có thành tích trong công tác chiến đấu; đã khắc phục hậu quả…) Bộ luật Hình sự để quyết định hình phạt nhẹ, cho bị cáo hưởng án treo, cải tạo không giam giữ không đúng quy định pháp luật.

Hằng năm, TAND tối cao báo cáo, đánh giá đầy đủ tình hình quyết định hình phạt, áp dụng án treo, cải tạo không giam giữ đối với các bị cáo phạm tội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng ở tòa án các cấp.

Trong năm 2014, Chính phủ ban hành hướng dẫn chi tiết về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xác định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng...
Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.