Tăng nặng mức phạt vi phạm giao thông

Tăng nặng mức phạt vi phạm giao thông
TP - Bộ GTVT đang soạn thảo Nghị định Quy định Xử phạt Vi phạm Hành chính trong lĩnh vực Giao thông Đường bộ thay thế Nghị định 146, theo đó, xu hướng là tăng nặng mức xử phạt và thêm nhiều điểm mới.

Chẳng hạn, người lái ô tô chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường (tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ) sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền tới 100 nghìn đồng (với người lái xe máy bị phạt cao nhất là 60 nghìn đồng); quay đầu xe hoặc lùi trên phần đường của người khuyết tật mức phạt còn cao hơn.

Sau bao nhiêu năm với vấn nạn xe nhồi nhét khách như lèn cá, lần này, dự thảo bảo vệ danh dự hành khách khi quy định: Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo khách; bắt ép khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn bị phạt đến 500 nghìn đồng với tài xế. Điều khiển xe khách không có hộp đen giám sát hành trình cũng bị phạt bằng mức xúc phạm khách.

Người lái ô tô hoặc các phương tiện tương tự dừng xe không sát lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố lớn hơn 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, các chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước có thể bị phạt đến 200 nghìn đồng.

Lỗi vi phạm về tốc độ với người lái ô tô được nâng cao rõ rệt, chẳng hạn, chạy quá tốc độ từ 10-20 Km/giờ, có thể bị phạt tới 1,2 triệu đồng. Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/giờ hoặc lúc lái xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy sẽ bị phạt tới sáu triệu đồng (với người lái xe máy bị phạt ba triệu đồng). Chống hiệu lệnh dừng xe hoặc chống người thi hành công vụ còn bị phạt tương đương một xe máy (25 triệu đồng).

Tăng nặng mức phạt vi phạm giao thông ảnh 1
Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ làm giảm TNGT?  Ảnh: Bảo Khánh

Chở người dưới 16 tuổi ngồi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm hoặc cài quai không đúng quy cách sẽ bị phạt đến 200 nghìn đồng. Tương tự, mức xử phạt với người ngồi trên xe đạp máy cũng thế. Xe máy không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn bị phạt đến 200 nghìn đồng.

Tới đây, người đi đường không quan tâm tới người khuyết tật, dừng xe trên miệng cống, hầm điện thoại, xúc phạm, lôi kéo hành khách, sẽ bị xử phạt hành chính…

Tiền thu được từ việc xử phạt theo nghị định này, được sử dụng để phục vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Công an hướng dẫn việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ việc xử phạt theo nghị định này.

Bộ hành vào đường cao tốc có thể bị phạt đến 80 nghìn đồng. Người đi xe đạp vào đường cao tốc sẽ bị phạt đến 100 nghìn đồng. Các hành vi dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ không được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản; gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình đường bộ sẽ bị phạt tiền đến 3 triệu đồng.

Nếu điều khoản này có hiệu lực, nhiều biển báo đường bộ do các nhà quảng cáo tài trợ có lẫn nội dung quảng cáo đang ngày một xuất hiện nhiều sẽ bị xử lý.

Cư dân các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội sẽ bớt phải lo ngại trước những lô cốt thi công gây ùn tắc một khi điều khoản mới có hiệu lực, theo đó thi công trên đường bộ đang khai thác không có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông thông suốt hoặc để xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng bị xử phạt 2-3 triệu đồng.  

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.