Tăng tuổi nghỉ hưu, liệu có chuyện quan chức 'giữ ghế'?

Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung. Ảnh: Như Ý
Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung. Ảnh: Như Ý
TP - Bên lề kỳ họp Quốc hội ngày 29/5, trao đổi với PV về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, không có chuyện người già tranh chỗ của người trẻ, cũng không có chuyện để quan chức “giữ ghế”. Nếu không tăng tuổi nghỉ hưu là truyền gánh nặng cho thế hệ sau.

Vì sao việc tăng tuổi nghỉ hưu lại được ban soạn thảo đề xuất trong lần sửa đổi Bộ luật Lao động lần này, thưa Bộ trưởng?

Nghị quyết của Trung ương đã nêu rõ việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, với mục tiêu tính đến yếu tố tăng trưởng, việc làm và đảm bảo bền vững quỹ bảo hiểm xã hội; phù hợp với quá trình già hóa dân số cũng như giảm dần khoảng cách về giới. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu dài nhưng phải hành động mau lẹ, đặc biệt là thích ứng được với sự già hóa dân số vào năm 2035.

Như chúng ta biết, Việt Nam là nước có “dân số vàng”, nhưng lại bắt đầu chuyển sang dân số già từ năm 2014. Nếu năm 2000, bình quân số lao động bước vào tuổi lao động là 1,2 triệu người, thì đến nay đã giảm xuống còn 400 nghìn người. Tỷ lệ lao động bước vào tuổi lao động ngày càng giảm, trong khi Việt Nam lại có tốc độ già hóa dân số vào loại nhanh trên thế giới.

Bên cạnh đó, độ tuổi lao động của người dân Việt Nam đã được quy định từ năm 1961, đã hơn 60 năm rồi. Lúc đó tuổi thọ trung bình của người Việt mới chỉ trên 45 tuổi, nhưng đến nay đã lên tới hơn 76 tuổi. Hiện tại, Việt Nam là một trong những nước mà người dân có tuổi thọ cao trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi đó thời gian đóng bảo hiểm của nam và nữ đều thấp, nhưng mức hưởng lại rất cao.

Thông thường tại các nước, mức hưởng bảo hiểm của lao động là 30%, cao nhất là 45%, nhưng Việt Nam hưởng cao nhất 75%, bình quân là 70%. Do đó, riêng việc đảm bảo cân bằng ổn định quỹ bảo hiểm xã hội đã cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh
tuổi hưu.

Liệu việc tăng tuổi nghỉ hưu có làm mất đi cơ hội việc làm của lao động trẻ, những sinh viên mới ra trường?

Khi tăng tuổi nghỉ hưu, đầu tiên phải đảm bảo yếu tố tăng trưởng kinh tế cũng như công ăn việc làm cho giới trẻ. Trong phương án một mà cơ quan soạn thảo trình Quốc hội, đã cân đối công việc hiện tại cho hai lực lượng lao động này. Khi tăng tuổi nghỉ hưu, không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ, cũng không có chuyện để quan chức “giữ ghế”.

Chủ trương này đưa ra là để tính cho tương lai. Nếu không tăng tuổi nghỉ hưu là chúng ta truyền gánh nặng cho thế hệ sau.

Với việc điều chỉnh này, người lao động có quyền được nghỉ hưu trước tuổi không?

Người lao động trong trường hợp suy giảm sức khỏe, lao động nặng nhọc, độc hại thì có quyền nghỉ hưu sớm hơn 5 tuổi. Đi liền với nó, chúng tôi đang thiết kế chính sách, thậm chí lao động có thể còn nghỉ hưu ở tuổi 50, hay quyền nghỉ hưu sớm hơn. Có nghĩa là không bắt “cứng” lao động phải đủ tuổi mới được nghỉ hưu.

Đối với công nhân, ban soạn thảo đặc biệt quan tâm. Chính phủ cũng đang rà soát lại toàn bộ ngành nghề, những công việc lao động nặng nhọc, độc hại phải có danh sách kèm theo bộ luật này. Ví dụ trong lĩnh vực than hầm lò, chúng ta đang quy định 24 lĩnh vực có thể nghỉ hưu sớm hơn. Còn những lĩnh vực có lực lượng lao động trình độ cao như tòa án, kiểm sát; các nhà khoa học có học hàm giáo sư, phó giáo sư… thì phải khuyến khích họ làm việc suốt đời, đến khi còn có thể cống hiến được.

Tôi mong muốn chúng ta hiểu một cách đầy đủ về tăng tuổi nghỉ hưu. Đến lúc này chúng ta không thể không tăng tuổi nghỉ hưu, nếu đến năm 2035 không điều chỉnh thì Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng già hóa dân số như Nhật Bản, hay một số nước hiện nay.

Cảm ơn ông!

2 phương án đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu:

Phương án 1, tuổi hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với nam và 4 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

Phương án 2, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường: cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với nam và 6 tháng đối với nữ cho đến khi nam đủ 62 tuổi, nữ đủ 60 tuổi.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Huy động sinh viên tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

Huy động sinh viên tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền hai cấp

TPO - Theo anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội SVVN, trong bối cảnh vận hành mô hình chính quyền hai cấp, sinh viên sẽ đóng vai trò là cộng tác viên, tình nguyện viên hướng về cơ sở để hỗ trợ và tổ chức các đội hình chuyển đổi số, giúp người dân thực hiện các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó, tránh tình trạng “đứt gãy” trong công tác vận hành mô hình mới, giảm thiểu khó khăn cho người dân. 
Gian hàng 0 đồng của các bác sĩ trẻ vùng cao Quảng Ngãi

Gian hàng 0 đồng của các bác sĩ trẻ vùng cao Quảng Ngãi

TPO - Giữa núi rừng Sơn Tây (tỉnh Quảng Ngãi), có một gian hàng đặc biệt không treo bảng giá, không thu tiền mà chỉ đầy ắp áo quần, sữa, gạo, bỉm và cả sự sẻ chia vô điều kiện. Sáu năm qua, các bác sĩ nơi đây không chỉ cứu người bằng chuyên môn, mà còn chữa lành bằng yêu thương.
Làm chủ 'trận địa', bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng

Làm chủ 'trận địa', bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng

TPO - Tại diễn đàn về tiên phong ứng dụng công nghệ số trong hiện đại hóa công tác chuyên môn, nghiệp vụ, đoàn viên thanh niên các cơ quan Đảng Trung ương được trang bị kiến thức, kỹ năng số để làm chủ “trận địa” tư tưởng trên không gian mạng để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Công bố danh sách Thường trực Thành Đoàn TPHCM

Công bố danh sách Thường trực Thành Đoàn TPHCM

TPO - Thường trực Thành Đoàn TPHCM sau sắp xếp, hợp nhất gồm anh Ngô Minh Hải – Thành ủy viên, Bí thư Thành Đoàn cùng 5 Phó Bí thư là chị Hồ Thị Ánh Tuyết, Thành ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu (cũ); anh Lê Tuấn Anh; anh Nguyễn Đăng Khoa; anh Nguyễn Minh Sơn; chị Trịnh Thị Hiền Trân.