Tập đoàn đổ vỡ do cơ chế quản lý

Tập đoàn đổ vỡ do cơ chế quản lý
TP - Ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng: “Qua việc thua lỗ của một số tập đoàn, tổng công ty lớn, ngoài việc chấp hành pháp luật, còn có nguyên nhân do cơ chế quản lý vốn”.

> Thủ tướng trình bày Báo cáo kinh tế - xã hội
> Tăng trưởng GDP 'thua xa' mục tiêu đề ra

Nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang “ngốn tiền” rất lớn, nhưng không thấy được điều chỉnh ở Luật Đầu tư công, theo ông vì sao?

Dự thảo Luật xác định phạm vi điều chỉnh không có đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty. Bởi vì Chương trình xây dựng pháp luật, sắp tới Quốc hội sẽ ban hành Luật Đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh. Lúc đó việc đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước sẽ được điều chỉnh ở luật này.

Để ngăn chặn, xử lý đầu tư công lãng phí cần chế tài như thế nào, thưa ông?

Quan trọng là phải đổi mới cơ chế quản lý vốn đầu tư, xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu. Nếu không xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, sẽ không có chế tài. Nhiều quyết định đầu tư mang tính chất tập thể, do đó vấn đề cá thể hóa trách nhiệm đối với người đứng đầu đang đặt ra. Tôi cho rằng, cần phải đổi mới thẩm quyền quyết định đầu tư theo hướng cá thể hóa trách nhiệm. Từ đó mới áp dụng chế tài được.

Nhắc lại câu chuyện đổ vỡ của Vinashine, Vinalines, theo ông Luật Đầu tư công có bịt được những lỗ hổng ấy chưa?

Theo tôi, việc đổ vỡ có hai nguyên nhân: Thứ nhất, là rủi ro của thị trường dẫn đến vấn đề khách quan; thứ hai, là do chủ quan dẫn đến thua lỗ lớn.

Việc thua lỗ của một số tập đoàn, tổng công ty lớn, ngoài việc chấp hành pháp luật, còn có nguyên nhân do cơ chế quản lý vốn của chúng ta. Đối với vốn ngân sách Nhà nước tổng mức bao nhiêu, nguồn ở đâu, phân bổ cho bộ, ngành địa phương nào thì phải trình ra Quốc hội.

Còn vốn đầu tư của từng tập đoàn, tổng công ty, thì lại giao thẩm quyền cho hội đồng quản lý, hoặc hội đồng quản trị, hay tổng giám đốc công ty điều hành quyết định. “Hiện tại có những tập đoàn, tổng công ty như tài khóa năm 2013 tổng vốn đến trên 100 ngàn tỷ đồng, tôi cho rằng giao thẩm quyền như vậy là quá lớn. Sắp tới có lẽ phải xem xét lại để có những quy định pháp luật quy định chặt chẽ, phù hợp”.

Hồng Phúc
ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPHCM 24/7: Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn bị tịch thu bao tiền? Thuận An nói về 2 gói thầu ở TPHCM
TPO - Người tự nhận có thể cầu mưa cho TPHCM nhận lỗi; Cựu cục trưởng Đỗ Thị Nhàn phải nộp thêm 400.000 USD và 100 triệu đồng; Nam thanh niên trộm chó trong tích tắc; Siêu tàu cao tốc từ TPHCM - Côn Đảo chính thức hoạt động; Đốn hạ hơn 400 cây xanh để làm tuyến Metro số 2,... là những tin tức đáng chú ý tại TPHCM tuần qua.