Tàu một ray: Lựa chọn để giải quyết ùn tắc

Tàu điện một ray tại Sentosa, Singapore. Ảnh: Quyền Thành
Tàu điện một ray tại Sentosa, Singapore. Ảnh: Quyền Thành
TP - Tại Hội thảo “Tàu điện một ray - một giải pháp cho giao thông đô thị tại Việt Nam” diễn ra ngày 21-7-2010 ở Hà Nội nhiều ý kiến của chuyên gia đến từ Mỹ, Malaysia và Trung Quốc cho rằng tàu điện một ray rất phù hợp với các đô thị lớn, đông dân.

>> Đề xuất 6.000 tỷ đồng đầu tư tàu một ray: Bộ GTVT lo ngại

Tàu điện một ray tại Sentosa, Singapore. Ảnh: Quyền Thành
Tàu điện một ray tại Sentosa, Singapore. Ảnh: Quyền Thành.

Theo đại diện Tập đoàn Scomi (Malaysia), công nghệ này đang được nhiều quốc gia lựa chọn, bởi đầu tư đường sắt đô thị chi phí có thể cao hơn 2 lần, thời gian xây dựng cũng lâu hơn.

Theo ông John Robert Mucha (Phó chủ tịch Tập đoàn Urbanaut Company Inc-Hoa Kỳ), với kỹ thuật tiên tiến tập đoàn này đã có thể xây dựng tàu một ray không người lái. Còn ở Trung Quốc, Viện Thiết kế Giao thông Đường sắt Trùng Khánh đang phát triển hàng loạt tuyến đường một ray tại thành phố hơn 32 triệu dân này.

Theo KTS, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Ngô Doãn Đức, tàu một ray có những ưu điểm thích hợp cho việc giải quyết vấn đề giao thông đô thị.

Ông Trần Quang Việt Hà-Trưởng Ban Nghiên cứu Tàu một ray (Vinaconex Xuân Mai) nhận xét: Tàu một ray chạy bằng nguồn điện một chiều hoặc động cơ Hybrid nên không gây ô nhiễm, không gây tiếng ồn lớn. Dự án tàu một ray đang được Tổng Cty Vinaconex nghiên cứu có hướng tuyến từ Hồ Tây - Phạm Hùng-Láng-Hòa Lạc sẽ mở ra hướng phát triển giao thông tuyến mới.

Ông Hà cho biết, tuyến Hồ Tây – Láng Hòa Lạc khi khai thác có thể chuyên chở khoảng 60 ngàn lượt người/ngày/tuyến. Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Vinaconex Đoàn Châu Phong cho rằng, suất đầu tư tàu một ray chỉ khoảng 8 triệu USD/km.

Hồng Phúc

PGS.TS Hồ Uy Liêm - Phó Chủ tịch thường trực Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam cho rằng, việc đề xuất xây tàu điện một ray là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, cần có nhiều nghiên cứu sâu bài bản.

Còn theo TS Khuất Việt Hùng- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu GTVT, tầm nhìn của đường sắt là 100 năm nên không thể làm rồi 20 năm gỡ đi. Chúng ta ủng hộ việc nghiên cứu nhưng quyết định thì cần thẩm định kỹ. Trên đường Láng- Hòa Lạc cũng phải xem quy hoạch đường sắt một ray có hợp lý hay không.

MỚI - NÓNG