Tết Việt đầm ấm của cụ ông hơn 30 năm ở nước ngoài

Ông Lê Văn Nguyện và bà Lê Thị Thừa Gái trò chuyện với phóng viên
Ông Lê Văn Nguyện và bà Lê Thị Thừa Gái trò chuyện với phóng viên
TPO - Nhiều kiều bào chia sẻ với Tiền Phong dù ra nước ngoài sinh sống và làm việc, họ luôn nhớ quê hương. “Không ở đâu đầm ấm như Tết ở quê mình”, ông Nguyễn Hữu Kiểm (SN 1940, Việt kiều Na Uy, lưu trú tại phường Thống Nhất, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) bồi hồi xúc động, nói với Tiền Phong.

Đón Tết ở Việt Nam đầm ấm hơn

Căn nhà của vợ chồng ông Kiểm nằm ngay trung tâm TP Buôn Ma Thuột. Những ngày này, ông bà đã hoàn tất việc mua sắm, chỉ chờ thời khắc giao thừa. Gia đình ông gồm 3 người con trai, đã hơn 30 năm sinh sống và làm việc tại Na Uy. “Năm 1982, các con làm việc, rồi định cư ở Na Uy. Năm 1986, chúng đón bố mẹ qua bên đó. Tôi làm nghề chế tác trang sức, hiện đã nghỉ hưu và đang hưởng chế độ hưu trí”, ông Kiểm cho biết.

Tết Việt đầm ấm của cụ ông hơn 30 năm ở nước ngoài ảnh 1 Toàn cảnh buổi họp mặt kiều bào về quê ăn Tết 

Dù sống ở nước ngoài, vợ chồng ông Kiểm vẫn nhớ quê nhà, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán. “Gia đình tôi sinh sống ở Đắk Lắk từ trước năm 1975. Đây là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn. Cứ mỗi lần đi xa là nhớ quê nhà da diết. Không ở đâu đầm ấm như Tết ở quê mình. Đón Tết ở Việt Nam đầm ấm hơn nhiều nước khác”, ông Kiểm tâm sự.

Ông Kiểm kể: Những ngày đầu xa xứ, bất đồng ngôn ngữ là điều dễ cảm nhận nhất. “Ở Na Uy cũng có cộng đồng người Việt sinh sống. Hằng năm, cứ đến Tết ta là tổ chức các chương trình có ý nghĩa, hướng về cội nguồn. Nhưng do bất đồng ngôn ngữ, muốn tâm sự với người khác rất khó khăn. Do vậy, cảm giác nhớ quê hương, nhớ bằng hữu, hàng xóm… lại cuộn cháy trong lòng”, ông Kiểm kể.

Hiện nay vợ chồng ông bà có 5 người cháu (3 gái, 2 trai). Thời gian tới, vợ chồng ông bà sẽ qua bên đó. “Tôi đã nghỉ hưu và nhận lương hưu của Na Uy cấp”, ông Kiểm nói.

Kêu gọi kiều bào đầu tư vào Đắk Lắk

Rất nhiều kiều bào trở về quê hương ăn Tết vào dịp cuối năm. Do đó, việc tổ chức buổi họp mặt đã trở thành hoạt động thường niên do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Đắk Lắk chủ trì. Đông đảo người dân đi xa về quê ăn Tết đã có mặt và tham gia.

Tết Việt đầm ấm của cụ ông hơn 30 năm ở nước ngoài ảnh 2 Kiều bào đi xe lăn đến dự buổi họp mặt 

Ông Lê Văn Nguyện (SN 1937) và vợ là bà Lê Thị Thừa Gái (SN 1942) có 3 người con đang sinh sống tại Canada cho biết, vợ chồng ông bà có hơn 17 năm sinh sống ở nước ngoài, nhưng cứ mỗi dịp Tết đến là lại trở về Việt Nam dự chương trình gặp gỡ kiều bào nước ngoài tại tỉnh Đắk Lắk. “Gặp mặt cuối năm là dịp để bà con Việt kiều khắp mọi châu lục cùng tụ hội đông đủ. Vợ chồng tôi dù bận công việc, cũng phải sắp xếp thời gian để đến dự. Sau khi đón Tết xong, vợ chồng tôi ở lại Việt Nam đến tháng 3, rồi mới quay trở lại Canada”, ông Nguyện chia sẻ.

Dịp này, vợ chồng chị Ch-Jie Niê (trú tại phường Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột) cũng về quê đón Tết. “Cộng đồng người Việt sinh sống ở Mỹ năm nào cũng tổ chức ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Nhưng, thời khắc đón giao thừa luôn hằn sâu trong tâm trí của chúng tôi. Nên, dù đi xa, thì Tết quê nhà vẫn đầm ấm nhất”, chị Ch-Jie Niê nói.

Tết Việt đầm ấm của cụ ông hơn 30 năm ở nước ngoài ảnh 3 Theo ban tổ chức, năm nay kiều bào về quê ăn Tết nhiều hơn năm 2018

Ông Y Dec H' Đơk, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk kêu gọi bà con kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài, bằng tiềm năng và trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng tài chính của mình đầu tư vào tỉnh nhà. “Hãy mạnh dạn đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh, tham gia các chương trình an sinh-xã hội, công việc từ thiện trên quê hương Đắk Lắk. Góp phần làm giàu chính đáng cho mình và quê hương, đất nước. Chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ các thủ tục pháp lý. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thuận lợi, có hiệu quả”, ông Y Dec H' Đơk nói.

Được biết, trong năm 2018 kiều bào ở nước ngoài đã tặng hơn 2.000 suất quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, chính sách tỉnh Đắk Lắk với tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10. 
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
Cảnh báo 'sốt ảo' đất vùng ven Hà Nội, hành vi chiếm đất bị phạt đến 1 tỷ đồng
TPO - Đất nền vùng ven Hà Nội tăng giá, chuyên gia cảnh báo 'sốt ảo'; Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh; Lãnh đạo 'xộ khám', loạt dự án bất động sản thay tên đổi chủ; Chiếm đất, hủy hoại đất bị phạt đến 1 tỷ đồng... là những thông tin hot về BĐS đáng chú ý tuần qua.