Thạch Thất, Hà Tây: Thiếu gạo ăn vì mất điện

Thạch Thất, Hà Tây: Thiếu gạo ăn vì mất điện
Thôn Lại Thượng, xã Lại Thượng -Thạch Thất - Hà Tây đã 7 ngày nay không có điện. kể từ khi mất điện, giá gạo đã tăng từ 3.000 đồng lên tới 5.000 đồng. Nguy cơ thiếu gạo ăn đang hiện rõ...

Nông dân thôn Lại Thượng gặt lúa cầm chừng vì không có điện (ảnh chụp 26/5/2005)
Ảnh: Phong Cầm

Giá gạo tăng đột biến

Chị Cấn Thị Nhung - một người dân cho biết: “Người dân ở đây chủ yếu đi bán thóc để mua gạo ăn. 6 ngày qua, vì không có điện nên các máy xát lúa ở đây không thể hoạt động. Ai không dự trữ thì không có gạo ăn, đi mua thì giá quá cao. Người dân bây giờ đi bán thóc không ai mua...”.

Nhiều người cho rằng, nếu tình trạng mất điện kéo dài thì sẽ rất nguy hại. Bên cạnh việc người dân không có gạo ăn, nguy cơ thu hoạch vụ chiêm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nếu không thu hoạch kịp, mưa xuống chắc chắn lúa sẽ bị rụng và không phơi nắng được. Mất điện còn làm tê liệt cả hệ thống máy bơm, dẫn đến tình trạng không bơm được nước để gieo mạ cho vụ mùa.

Lao đao vì thiếu điện

Ông Nguyễn Đình Cường (thôn 2) cho biết: “Đúng 4 giờ chiều 21/5/2005 toàn thôn bỗng nhiên mất điện. Đến 10 giờ ngày 23 có điện trở lại, nhưng 19 giờ cùng ngày điện lại mất cho đến nay (26/5/2005)”.

Ông Cường nói: “Mặc dù ti vi, báo đài đã cảnh báo nguy cơ mất điện, nhưng đáng lẽ cắt điện thì cũng phải thông báo cho dân một tiếng để chủ động, đằng này lại không. Trước đây, khi cắt điện thường thông báo trước 2-3 ngày”.

Hiện ở hầu hết các xã của huyện Thạch Thất, người dân đang bước vào giai đoạn thu hoạch vụ chiêm. Riêng thôn Lại Thượng có hơn 300 mẫu lúa đã tới ngày thu hoạch. Thế nhưng, vì không có điện nên mọi hoạt động chỉ có tính chất “cầm hơi”. Người dân không biết phải làm gì trước nguy cơ mất điện dài ngày.

Ông Nguyễn Đình Đào - Cán bộ Mặt trận Tổ quốc thôn bức xúc: “Do không có điện, mọi hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Nguy hiểm nhất là lúa đã vào thời kỳ thu hoạch nhưng không thể thu hoạch được vì mất điện”.

Thôn Lại Thượng hiện nay chủ yếu sử dụng máy tuốt lúa chạy bằng điện, nay không có điện nên lúa sau khi gặt xong không thể tuốt được. Để lâu ngày chắc chắn lúa sẽ hỏng.

Người dân đã phải thay bằng máy đi-ê-den (chạy bằng dầu) để tuốt lúa. Tuy nhiên, lúa muốn tuốt bằng loại máy này, trước hết phải được cắt ngắn.

Vì bị cắt ngắn nên khi tuốt xong, thân lúa bị dập nát. Thân lúa sau khi tuốt là nguồn thức ăn chính của trâu, bò; nhưng vì dập nát nên ảnh hưởng cả đến sức kéo.

Thay mặt người dân thôn Lại Thượng, ông Nguyễn Đình Cường nói rằng: “Vẫn biết thiếu điện là thực trạng chung của cả nước song người dân thôn chúng tôi chỉ mong được cung cấp 3-4 giờ điện/ngày để phục vụ cho thu hoạch và sản xuất nông nghiệp. Nếu tình trạng mất điện dài ngày, người dân chúng tôi sẽ rất nguy.  

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.