Thanh toán tiền mặt cản trở thực thi Luật thuế thu nhập

Thanh toán tiền mặt cản trở thực thi Luật thuế thu nhập
Đó là lo ngại của rất nhiều ĐBQH khi thảo luận ở tổ về dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân(TNCN) sáng nay 24/10, trước khi được đưa ra thảo luận chính thức tại hội trường vào ngày 2/11 tới.

>> Nên nâng mức khởi điểm đóng thu nhập
>> Thuế thu nhập: Cần dựa trên điều tra khoa học!
>> Luật Thuế thu nhập cá nhân - Nhiều điểm chưa khả thi?
>>
Toàn văn dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân 
>> Lấy ý kiến toàn dân về Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân

Thanh toán tiền mặt cản trở thực thi Luật thuế thu nhập ảnh 1
Mức khởi điểm đóng thuế thu nhập vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận nhất. Ảnh minh họa

Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy thu nhập dân cư bình quân của cả nước năm 2006 đạt 647.700 đồng một tháng, trong đó mức thu nhập bình quân của nhóm có thu nhập cao đạt khoảng 2,1 triệu đồng.

Nếu tính thêm cả yếu tố trượt giá và tăng trưởng kinh tế thì vào thời điểm năm 2009 thu nhập bình quân của nhóm cao nhất này cũng chỉ khoảng 2,7 – 2,8 triệu đồng mỗi tháng.

Theo Vnexpress

Các đại biểu cho rằng, khả năng quản lý, kiểm soát thu nhập của các cơ quan quản lý còn nhiều hạn chế, việc thanh toán bằng tiền mặt còn khá phổ biến; trong xã hội chưa có thói quen công khai thu nhập của bản thân; năng lực quản lý thu thuế còn nhiều hạn chế; số đối tượng nộp thuế sẽ tăng thêm,... nên khả năng hiệu quả thực hiện Luật sẽ không cao.

Theo ông Đặng Văn Khanh, đại biểu Hà Nội, thì hiện nay phần lớn những người chịu thuế TNCN được hưởng lương từ ngân sách nhà nước, Chính phủ cũng đang triển khai việc trả lương qua tài khoản, nhưng vẫn chỉ quản lý được phần lương "cứng", còn thu nhập đúng theo nghĩa vụ để đưa vào diện chịu thuế rất khó quản lý.

"Vì vậy, tôi cho rằng vấn đề quan trọng là phải quản lý được các nguồn thu nhập và nhất là phải tiến tới hạn chế thanh toán dùng tiền mặt, rồi mới tính đến chuyện nên tính các mức thuế như thế nào", ông Khanh kiến nghị.

Mức khởi điểm chịu thuế là 4 triệu đồng chỉ phù hợp với nông thôn

Còn bà Trương Thị Ánh, đại biểu TP.Hồ Chí Minh thì băn khoăn về mức khởi điểm chịu thuế. "Với giá cả leo thang như hiện nay thì mức khởi điểm mà dự thảo đưa ra 4 triệu đồng tôi nghĩ không còn phù hợp", bà Ánh nói.

Chia sẻ quan điểm này, đại biểu Huỳnh Thành Lập của TP.HCM cũng cho rằng, mức khởi điểm chịu thuế 4 triệu đồng (với người độc thân) chỉ phù hợp với nông thôn, không hợp lý với mức chi tiêu ở các đô thị. Đại biểu này đề nghị mức khởi điểm từ 6 triệu đồng để "khoan sức dân" đồng thời đưa khoản tiền trả mua nhà trả góp hằng tháng của người chưa có nhà ở vào diện được giảm trừ.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh ( Đoàn ĐBQH thành phố Hải Phòng) đề nghị nên quy định mức thu nhập từ 5 triệu đồng/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân và không nhất trí với việc giảm trừ thuế cho tất cả các khoản đóng góp từ thiện (nên để Chính phủ quy định cụ thể về việc giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện).

Theo ông Vinh, do thời gian áp dụng Luật là từ 1/1/2009, nên từ nay đến lúc đó, mức trượt giá của các mặt hàng tiêu dùng sẽ khác thời điểm hiện nay, thu nhập thực tế của mọi người dân cũng sẽ thay đổi. Vì vậy không nên quy định mức thu nhập từ 4 triệu đồng/tháng trở lên phải nộp thuế (sau khi đã giảm trừ gia cảnh).

Đại biểu Nguyễn Tấn Trịnh (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam) băn khoăn về tên gọi của Luật, vì nếu quy định mức thu nhập từ 4 triệu đồng/tháng trở lên mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thì đây là Luật thuế áp dụng đối với những người có thu nhập cao.

Ông Trịnh cũng cho rằng không nên quy định mức giảm trừ gia cảnh là 4 triệu đồng. Đến năm 2009, nếu mức trượt giá quá cao, lúc đó sẽ phải sửa đổi Luật, rất tốn kém và lãng phí. Nên giao vấn đề này cho Chính phủ quy định để bảo đảm sự linh hoạt và phù hợp với từng thời điểm.

Đại biểu Trần Đình Long và Nguyễn Duy Hữu ( Đoàn tỉnh Đắk Lắk) cùng nêu ý kiến các chủ doanh nghiệp tư nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân để bảo đảm nhằm bảo đảm sự công bằng đối với mọi thành phần kinh tế...

Đại biểu Nguyễn Hoàng Anh ( Đoàn thành phố Hải Phòng) cho rằng, sự phát triển của xã hội đang diễn ra rất nhanh chóng, Luật có thể đúng với giai đoạn này, nhưng sẽ không còn phù hợp với giai đoạn khác. Vì vậy, việc xây dựng Luật và đưa Luật vào cuộc sống là cần thiết, nhưng Luật phải có “độ mở” nhất định.

Quy định giảm trừ gia cảnh :  khó khả thi !

Đại biểu Hà Hùng Cường (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình) đồng tình về sự cần thiết phải ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân và thời điểm áp dụng Luật. Ông Cường đề nghị trong Luật không nên quy định những con số tuyệt đối (nên để Chính phủ quy định); những khoản thu nhập từ cổ tức, cổ phiếu mà không phải nộp thuế là không công bằng.

Là đại biểu Quốc hội, nhưng cũng là Bộ trưởng Bộ Tư pháp, ông Cường băn khoăn về việc khi Luật này được áp dụng thì nhiều cơ quan ở địa phương sẽ phải xác nhận những trường hợp như con nuôi, con đẻ... để được thực hiện việc miễm giảm thuế. Như vậy khối lượng công việc phải giải quyết của chính quyền địa phương sẽ tăng lên rất nhiều so với hiện nay và sẽ khó đảm nhiệm được.

Về mức chiết trừ cho người phụ thuộc, nhiều đại biểu đề nghị nâng mức này tối thiểu lên 2 triệu đồng/người, thay vì 1,6 triệu đồng như dự thảo luật. Đại biểu Cao Sĩ Kiêm (Thái Bình) đề nghị, mức chiết trừ 1,6 triệu đồng/người là thấp, cần phải nâng mức này tối thiểu từ 2 triệu đồng/người trở lên.

Nhiều đại biểu khác cũng đồng tình với ý kiến này, thậm chí còn cho rằng cần phải nâng cao hơn nữa. "Nên nâng mức này lên 2,5 triệu đồng/người thì mới giảm được gánh nặng cho người nộp thuế trong việc trang trải để chăm sóc cho các đối tượng phụ thuộc.", đại biểu Nguyễn Hồng Sơn (Quảng Ngãi) nói.

Một số đại biểu lại cho rằng, quy định cụ thể mức giảm trừ gia cảnh là khó khả thi và sẽ làm tăng công việc phải giải quyết của chính quyền địa phương, vừa làm nảy sinh “cơ chế xin - cho” và dễ phát sinh tiêu cực.

Theo ông Hoàng Anh, mọi người dân đều được thực hiện nghĩa vụ thuế (thu nhập nhiều nộp nhiều, thu nhập ít nộp ít). Trong quá trình làm Luật cần quán triệt quan điểm là “không nên làm phức tạp và đừng đưa vào những điều mà chúng ta chưa thực hiện được”.

Ông Hoàng Anh nhất trí về việc không thu thuế đối với thu nhập kiều hối. Các đại biểu của các đoàn: Bắc Giang, Cần Thơ, Bình Phước lại cho rằng đây là bộ luật có tính “nhạy cảm cao”, phức tạp, đòi hỏi phải có nhiều thời gian để nghiên cứu, bàn thảo, vì vậy không nên thông qua ngay trong kỳ họp lần này, nên để thảo luận và thông qua vào kỳ họp thứ ba (Quốc hội khóa XII).

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG